Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không chỉ trong bản thân doanh nghiệp mà còn cả trong nền kinh tế, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển mỗi quốc gia mà tại đây diễn ra quá trình sản xuất kinh doanh: đầu tư, tiêu thụ và phân phối, trong sự chu chuyển của vốn luôn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa.

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối và sử dụng, quản lý vốn một cách có hiệu quả.

Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tình hình tài chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính là rất quan trọng. Thông qua việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính, người ta có thể sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, nhân viên ngân hàng, các nhà bảo hiểm và kể cả cơ quan Nhà nước cũng như nhóm có xu hướng tập trung vào các khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của mỗi doanh nghiệp.

Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm về tài chính[/message]

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu… Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và chính phủ là những người tham gia mua và bán các loài tài sản tài chính – hàng hóa của thị trường tài chính. Như vậy, doanh nghiệp có thể mua và bán các loại hàng hóa của thị trường tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,… để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, dài hạn hoặc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường đầu vào và đầu ra về hàng hóa, dịch vụ: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quna hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động…. Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn. Các quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí,…

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm
Bạn cần hỗ trợ?