Khái niệm phát triển nông nghiệp ven biển

Khái niệm phát triển nông nghiệp ven biển

Khái niệm phát triển nông nghiệp ven biển

Theo từ điển Bách khoa toàn thư: “nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ sợi, vải và các sản phẩm mong muốn khác từ trồng trọt các loại cây trồng chính và chăn nuôi

Ở góc nhìn khác, “nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm…thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp

Vậy nông nghiệp theo nghĩa truyền thống là ngành sản xuất vật chất, lấy đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm nông phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Quan niệm về nông nghiệp theo nghĩa này phù hợp ở giai đoạn sản xuất mang tính tự cung tự cấp nhiều hơn. Bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm làm ra với mục đích là để bán. Cần một quan niệm khác phù hợp hơn về nông nghiệp.

Trong phạm vi luận án này, nghiên cứu sinh quan niệm, nông nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất lấy đối tượng sản xuất là cây trồng vật nuôi tạo ra sản phẩm nông phẩm trên cơ sở liên kết trước và sau quá trình sản xuất. Liên kết trước thể hiện ở khâu thăm dò, khảo sát thị trường, đánh giá điều kiện đầu vào sản xuất nông nghiệp để đưa ra quyết định sản xuất. Nội dung liên kết trước giúp sản phẩm nông phẩm sản xuất ra nhiều khả năng phù hợp với nhu cầu của thị trường, dễ dàng thực hiện giá trị, đảm bảo các yếu tố cần thiết cho tái sản xuất. Liên kết sau thể hiện ở việc các chủ thể sản xuất nông nghiệp xây dựng liên kết với thu gom, bảo quản, chế biến nông sản. Nội dung liên kết sau giúp nâng cao giá trị nông sản, hình thành chuỗi giá trị nông sản, đưa nông sản ra thị trường lớn, thị trường bậc cao.

Bên cạnh đó, nông nghiệp ven biển xét về cơ cấu ngành nghề đặc thù cũng có những nét khác biệt với các vùng khác, nông nghiệp ven biển trong cơ cấu ngành có cả đánh bắt thủy sản và diêm nghiệp.

Phát triển là khái niệm để chỉ sự vận động theo chiều hướng đi lên, sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng theo chiều hướng tích cực. Phát triển kinh tế là sự vận động của nền kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế, sự hoàn thiện cơ cấu và thể chế kinh tế, sự tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phạm Vân Đình, trong giáo trình Kinh tế nông nghiệp: “phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, thường đạt được ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nông nghiệp phát triển là một nền nông nghiệp có sản phẩm nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, chất lượng đảm bảo thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người” [24; tr.32].

Trên cơ sở những quan niệm khác nhau về Phát triển nông nghiệp, ta có thể hiểu: Phát triển nông nghiệp là sự gia tăng về sản lượng nông sản; sự tốt lên về chất lượng, phù hợp với các quy định về chất lượng, về sinh an toàn thực phẩm của quốc gia và quốc tế; sự đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm nông nghiệp cung ứng ra thị trường; sự thay đổi về tổ chức và thị trường theo hướng các tổ chức kinh tế được đối xử công bằng về cơ hội phát triển; sự cải thiện về công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư, các thế hệ, các giới tính và các vùng miền.

PTNN là quá trình lớn lên mọi mặt của nền kinh tế nông nghiệp. Nó bao gồm sự tăng trưởng giá trị và sản lượng nông nghiệp; sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu; sử cải thiện chất lượng cuộc sống cư dân nông nghiệp. Vậy phát triển bao hàm cả nội dung thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nền kinh tế nông nghiệp. Với quan niệm đó, PTNN là một bộ phận quan trọng của phát triển kinh tế.

Vùng ven biển là khái niệm thường dùng để chỉ một khu vực tiếp giáp với biển. Tuy vậy, trong thực tế quản lý phát triển, khái niệm vùng ven biển ở các nước khác nhau lại được xác định tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu quản lý của mình. Thí dụ, Malaysia xác định vùng ven biển dựa vào hệ sinh thái nước lợ, còn Mỹ thì xác định đó là “khu vực có sự gặp nhau giữa biển và đất … Các vùng cửa sông (nơi có nước mặn và nước ngọt trộn lẫn với nhau) và toàn bộ các lưu vực sông đó cũng là phần thống nhất của vùng ven biển” .

Việt nam cũng có xác định vùng ven biển tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 và Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26/12/2012, theo đó (tại Điều 3):

– Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.

– Vùng đất ven biển là vùng đất được xác định theo ranh giới hành chính bao gồm các quận, huyện, thị xã, thành phố ven biển thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Vùng biển ven bờ là vùng biển có ranh giới ngoài cách bờ 6 hải lý.

Phát triển nông nghiệp vùng ven biển vùng ven biển là sự tăng trưởng giá trị và sản lượng nông nghiệp; sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu; sự cải thiện chất lượng cuộc sống cư dân nông nghiệp thuộc các huyện có tiếp giáp với biển. PTNN được phân tích trong mối quan hệ nhân quả với quản lý nhà nước về PTNN.

Nguồn: Luận án tiến sĩ “Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu

5/5 - (1 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?