Khái niệm thực tiễn quản trị nguồn nhân lực

Khái niệm thực tiễn quản trị nguồn nhân lực

Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực là các hoạt động mang tính tổ chức hướng đến việc quản lý những nguồn lực về con người nhằm đảm bảo những nguồn lực này đang được sử dụng để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Hiện tại, thực tiễn quản trị nguồn nhân lực được sử dụng khá phổ biến và được hiểu theo nhiều cách khác nhau như:

Theo Schuler và Jackson (1987) đã định nghĩa rằng: “Thực tiễn QTNNL là một hệ thống thu hút, phát triển, tạo động lực và giữ chân nhân viên để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả và sự tồn tại của tổ chức và các thành viên”.

Song song đó, Barney (1991), Lado và Winson (1994) thì cho rằng: “Thực tiễn QTNNL bao gồm tất cả những quyết định và hoạt động quản trị ảnh hưởng trực tiếp mọi người làm việc trong tổ chức”.

Ngoài ra, Dunford và ctg (2001) định nghĩa rằng: “Thực tiễn QTNNL là những hoạt động của tổ chức trực tiếp quản trị lượng vốn nhân lực (kinh nghiệm, 18phán xét và trí thông minh của các nhà quản trị và người lao động trong tổ chức) và đảm bảo lượng vốn này được sử dụng để thực hiện các mục tiêu của tổ chức”.

Theo Brown (2007), “Thực tiễn QTNNL là một hệ thống các hoạt động được xây dựng và vận dụng bởi các nhà lãnh đạo sáng lập và được triển khai thực hiện trong toàn bộ tổ chức thông qua một bộ phận chuyên trách nhằm cung cấp vốn nhân lực cho tổ chức”.

Xem thêm: Lý thuyết nguồn lực (Resource – Based View – RBV)

Như vậy, nếu Brown (2007) nhấn mạnh đến chủ thể của thực tiễn QTNNL là các nhà sáng lập và bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực; Barney (1991), Lado và Winson (1994) nhấn mạnh rằng: “khách thể của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đó là các quyết định và hoạt động quản trị”; thì quan điểm của Schuler và Jackson (1987) và Dunford và ctg (2001) lại trọng tâm vào: “đối tượng và mục tiêu của thực tiễn QTNNL đó là nguồn vốn nhân lực và mục tiêu của tổ chức”.

Tại Việt Nam thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thuộc về chức năng của các nhà quản trị trực tuyến (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, các Phó Giám đốc) và phòng chuyên trách nhân lực thường là phòng tổ chức – nhân sự. Vì vậy, dưới góc độ quản trị một cách đầy đủ, khái niệm thực tiễn QTNNL nên được hiểu là hệ thống các hoạt động quản trị trong tổ chức được thực hiện bởi các lãnh đạo trực tuyến và phòng tổ chức – nhân sự nhằm thu hút, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Nguồn: Luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

5/5 - (1 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?