Rủi ro tài chính và các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

vốn huy động

Rủi ro tài chính và các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Chu trình hoạt động của doanh nghiệp bắt đầu từ việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào sẽ chịu rủi ro kinh doanh mang tính đặc thù của lĩnh vực đó, tiếp đến doanh nghiệp đứng trước lựa chọn mức độ sử dụng các tài sản có chi phí cố định kinh doanh khác nhau hay nói cách khác là việc quyết định lựa chọn đầu tư vào tài sản cố định có giá trị lớn, hiện đại hay đầu tư vào tài sản cố định có giá trị vừa phải.

Quyết định đầu tư càng nhiều vào tài sản có chi phí cố định kinh doanh khi đó quan điểm đưa ra là doanh nghiệp đang chịu rủi ro hoạt động ở mức cao. Mặt khác, việc bố trí nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, tỷ lệ trên tổng vốn cao hay thấp điều này phần nào phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này “Rủi ro tài chính là biến cố rủi ro khi công ty huy động nợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh tuy nhiên việc sử dụng nợ không đạt hiệu quả như mong đợi ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Quan điểm này được sự ủng hộ của nhiều tác giả như PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS.Bạch Đức Hiển (2008),TS. Vũ Văn Ninh & Ths. Phạm Văn Bình (2011), PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ & PGS.TS Nghiêm Thị Thà (2011),(2013) [2] [4] [6]

Quan điểm của các hàng tư vấn, quản trị doanh nghiệp như E&Y, Mckinsey, tiếp cận dưới góc độ ảnh hưởng của rủi ro tới các bộ phận của doanh nghiệp, các mảng hoạt động của doanh nghiệp khi đó “Rủi ro tài chính là biến cố rủi ro liên quan đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp” [13]. Với cách tiếp cận này rủi ro tài chính được hiểu là rủi ro liên quan đến các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp như:

-Rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi doanh nghiệp không đủ các nguồn lực thanh toán các khoản nợ tới hạn.

-Rủi ro chi phí tăng: là rủi ro xảy đến khi giá cả các yếu tố đầu vào biến động tăng làm tăng chi phí của doanh nghiệp dẫn tới giảm lợi nhuận so với dự kiến

-Rủi ro giá bán hàng hóa giảm: là rủi ro xảy đến khi giá bán hàng hóa của doanh nghiệp giảm so với kỳ vọng làm giảm doanh thu và lợi nhuận thực tế giảm so với kỳ vọng.

-Rủi ro dòng tiền: là rủi ro xảy đến từ việc quản lý dòng tiền vào ra không hợp lý hay là việc chuyển đổi các tài sản không bắt kịp với nhu cầu thanh toán các khoản nợ tới hạn.

-Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro xảy đến do những biến động của tỷ giá gây ra

-Rủi ro đầu tư/ thoái vốn: Là rủi ro xẩy đến do quyết định đầu tư không hiệu quả dẫn tới lợi nhuận không như mong đợi

-Rủi ro huy động vốn: Là rủi ro xảy đến khi số vốn huy động được không đạt như mong đợi

-Rủi ro lãi suất: Là rủi ro xảy đến khi lãi suất tăng ảnh hưởng tới chi phí vốn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.

-Rủi ro trốn nợ: là rủi ro xảy đến khi đối tác của doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn với doanh nghiệp.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm tài chính doanh nghiệp[/message]

Như vậy, theo các hàng tư vấn tài chính tất cả những rủi ro xảy đến liên quan đến hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp đều được coi là rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Góc độ tiếp cận là những biến cố xảy đến tác động tới những hoạt động phòng tài chính doanh nghiệp phụ trách bao gồm cả việc quản lý tài sản, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cách tiếp cận thứ hai tuy chỉ rõ từng rủi ro tác động đến công việc phân cấp bộ phận tài chính – kế toán phụ trách do vậy sẽ giúp nhận rõ rủi ro xảy đến với từng phòng ban trong đơn vị cũng như làm cơ sở để xây dựng các chương trình, các hoạt động cụ thể để kiểm soát rủi ro cho từng phòng ban chức năng trong đơn vị. Tuy nhiên, cách phân loại này không phân tách được rủi ro theo hoạt động của doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh, tài chính, có sự chồng chéo các hoạt động do cùng một phòng ban chức năng phụ trách.

Theo quan điểm của NCS, Rủi ro tài chính là rủi ro phát sinh từ việc thay đổi lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, chứng khoán và thực hiện các quyết định tài chính làm thay đổi lợi nhuận của DN .

Theo quan điểm này, rủi ro tài chính bao hàm những rủi ro cơ bản sau:

– Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi khách hàng nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn với doanh nghiệp. Đứng trước nhu cầu tăng trưởng, giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần và trước áp lực cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải bán chịu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Điểm khác biệt là quy mô, đối tượng và phạm vi bán chịu của các doanh nghiệp là khác nhau. Mấu chốt trong việc cấp tín dụng thương mại là đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, việc doanh nghiệp vì mục tiêu thị phần hay đứng trước áp lực về doanh thu, lợi nhuận về cạnh tranh cấp tín dụng cho những khách hàng có năng lực tài chính kém dẫn tới phát sinh những khoản nợ khó đòi thậm chí không có khả năng thu hồi gây ra rủi ro đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, ngay cả những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, được đánh giá kỹ càng thì điều này cũng có thể thay đổi do tác động của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Do vậy, khi tiến hành hoạt động cấp tín dụng thương mại luôn tiềm ẩn rủi ro thu hồi công nợ đối với doanh nghiệp, đôi khi lợi ích thu được từ hoạt động bán chịu nhỏ hơn nhiều so với những chi phí doanh nghiệp phải mất đi cho hoạt động quản lý, thu hồi công nợ.

Về cơ bản thời điểm ra quyết định cấp tín dụng thương mại và thời điểm thanh toán không đồng nhất do vậy, những yếu tố làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng thương mại có thể sẽ bị thay đổi do tác động của môi trường kinh doanh do đó tại thời điểm thanh toán phát sinh yếu tố rủi ro không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

– Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Rủi ro này xảy đến khi lãi suất trên thị trường có sự biến động đặt trong bối cảnh doanh nghiệp có huy động vốn từ hoạt động vay nợ làm chi phí lãi vay biến động lớn hơn dự kiến ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp không có hoạt động vay nợ, lãi suất biến động mạnh cũng tác động tới hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư tài c hính), hoặc tác động một cách gián tiếp tới chi phí sử dụng vốn hay tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp.

– Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng tới doanh thu hoặc chi phí của doanh nghiệp qua đó tác động tới tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có giao dịch ngoại hối như nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài hay vay vốn bằng ngoại tệ hoắc những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ rủi ro tỷ giá.

– Rủi ro trong việc thực hiện các quyết định tài chính.

Các quyết định tài chính mà doanh nghiệp đề ra như cấp tín dụng thương mại, dự trữ hàng tồn kho, quyết định về đầu tư tài sản cố định hay quyết định cơ cấu vốn (mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính) cũng tạo ra những rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính và các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Rủi ro tài chính và các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp

  1. Pingback: Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?