Rủi ro và phân loại rủi ro của doanh nghiệp

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới

Mục lục

Rủi ro và phân loại rủi ro của doanh nghiệp

Khái niệm rủi ro

Hoạt động kinh tế – xã hội của loài người ngày càng đa dạng và phong phú, kết quả các hoạt động chịu sự tác động của ngày càng nhiều yếu tố vì vậy rủi ro luôn tiềm ẩn trong xã hội loài người. Tuy nhiên, khái niệm về rủi ro nói chung, rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.

Từ điển Webster nêu “rủi ro là một mối nguy hại, nguy cơ gây ra thiệt hại hoặc tổn thương”. Theo quan điểm của Nassim Nicholas Taleb viết trong cuốn sách bàn về quản lý rủi ro: Thiên nga đen (The Black Swan) “Rủi ro là những biến cố xuất hiện một cách ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại cho các chủ thể liên quan” [24]. Giáo sư Eugene F.Briham và Joel F.Houston Đại học Floria Mỹ trong cuốn “Quản trị tài chính” cũng đưa ra quan điểm “ rủi ro là khả năng các sự kiện không mong đợi xảy ra” . [14]

Rủi ro theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt phổ thông “ rủi ro là điều không lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”, trong các khái niệm này có hai yếu tố chính của rủi ro được đề cập đó là tính bất ngờ và tác động của rủi ro tới chủ thể gặp phải, tuy nhiên khái niệm này đang dừng lại ờ góc nhìn tiêu cực khi cho rằng khi gặp phải rủi ro thì kết quả chủ thể nhận được là những điều không may mắn, không lành mạnh.

Các khái niệm trên đều chỉ ra tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên hay sự không chắc chắn của biến cố xuất hiện gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động của chủ thể. Tuy nhiên, một khía cạnh mà các khái niệm trên chưa đề cập tới đó là khả năng đo lường những biến cố ngẫu nhiên đó.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm tài chính doanh nghiệp[/message]

Theo Frank Knight – nhà kinh tế học người Mỹ đề cập tới rủi ro trong tác phẩm Rủi ro, không chắc chắn và lợi nhuận đã đưa ra quan điểm “ rủi ro là những bất trắc có thể đo lường” [23], cùng quan điểm này TS. Nguyễn Minh Kiều – Trong cuốn Quản trị rủi ro tài chính cũng đưa ra quan điểm: rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới là rủi ro [3]. Như vậy, theo quan điểm của các nhà khoa học này những bất trắc có thể xảy đến với doanh nghiệp những không thể đo lường, ước đoán được xác suất xảy ra thì đó chỉ dừng lại ở bất trắc chứ không tiếp cận đó là rủi ro với doanh nghiệp.

Theo quan điểm hiện đại rủi ro được đề cập với những khía cạnh mới:

“Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các khả năng xảy ra của một sự kiện và những hệ quả của chúng. Mỗi sự kiện có những hệ quả tiềm tàng dẫn đến các cơ hội thuận lợi (về mặt tích cực) hoặc gấy ra mối đe dọa đến thành công (mặt tiêu cực)”. . Như vậy, tác động của biến cố đến chủ thể mang tính hai mặt có thể đó là tiêu cực đe dọa sự thành công của doanh nghiệp gây ra sự sụt giảm doanh thu, lợi nhuận nhưng cũng có thể đưa lại những cơ hội, những thuận lợi tạo ra sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận vượt ngoài kỳ vọng.

Sổ tay quản trị rủi ro doanh nghiệp của hãng kiểm toán Ernst – Young “Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và tác động (có thể là đe dọa hoặc cơ hội) đến việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra”. [13]

Như vậy, theo quan điểm hiện đại tác động hay kết quả của biến cố rủi ro tới doanh nghiệp mang tính hai chiều có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực.

Trên cơ sở các nghiên cứu trên, đặt trong khía cạnh nghiêp cứu rủi ro tác động tới hoạt động của doanh nghiệp tác giả đề suất khái niệm rủi ro: “rủi ro là biến cố ngẫu nhiên (có thể đo lường) xuất hiện làm kết quả thực tế sai khác so với kỳ vọng (kế hoạch)”.

Có ba vấn đề cần quan tâm trong khái niệm rủi ro:

Thứ nhất, tính ngẫu nhiên của biến cố rủi ro

Thứ hai, khả năng có thể đo lường được sự xuất hiện của biến cố rủi ro

Thứ ba, đánh giá, đo lường được tác đông của rủi ro tới mục tiêu của chủ thể.

Phân loại rủi ro của doanh nghiệp:

Có nhiều quan điểm, tiêu chí phân loại các loại rủi ro doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh.

Tiêu chí 1: Dựa trên tác động của rủi ro tới các bộ phận, các mảng hoạt động của doanh nghiệp.

Khi đó rủi ro của doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm rủi ro chính gồm:

– Rủi ro chiến lược: là rủi ro phát sinh trong hoạch định, triển khai các chiến lược của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: rủi ro liên quan tới chiến lược kinh doanh, kế hoạch phân bổ các nguồn lực, sáp nhập, mua lại và thoái vốn ..

– Rủi ro hoạt động: là rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: hoạt động kinh doanh, marketing, chuỗi cung ứng, nhân sự, công nghệ thông tin…

– Rủi ro tuân thủ: là rủi ro phát sinh gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định liên quan. Có thể kể đến như: rủi ro liên quan tới pháp lý, hoạt động quản trị doanh nghiệp, các quy định …

Rủi ro tài chính: là rủi ro phát sinh trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp. Có thể kể đến: rủi ro tài chính do sự biến động của các yếu tố thị trường (lãi suất, ngoại hối, hàng hóa, các công cụ phái sinh), rủi ro tài chính do sự biến động của khả năng thanh toán của doanh nghiệp, …(phụ lục số 02- chi tiết rủi ro của doanh nghiệp theo bộ phận, mảng hoạt động)

Tiêu chí 2: Dựa vào tính chất rủi ro của doanh nghiệp, rủi ro của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

– Rủi ro kinh doanh: rủi ro gắn liền với việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực kinh doanh có đặc thù riêng, do tính đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp như chu kỳ kinh doanh, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ luân chuyển vốn, những biến động bất thường của lĩnh vực kinh doanh…

– Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động xuất phát từ việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty. Công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức cao thể hiện ở tỷ lệ chi phí cố định trên tổng chi phí ở mức cao và ngược lại, công ty này thường đầu tư lớn vào tài sản cố định nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng và năng lực cạnh tranh tuy nhiên cũng gia tăng chi phí đầu tư ban đầu do vậy nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm kém dẫn tới công ty thua lỗ nhiều hơn, nhưng nếu vượt qua điểm hòa vốn lợi nhuận trên một đồng doanh thu thu về sẽ cao hơn hay nói cách khác rủi ro đối với những doanh nghiệp này cao hơn.

– Rủi ro tài chính: Rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn vốn nợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiêu chí 3: dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro chia rủi ro thành 2 loại:

– Rủi ro hệ thống (rủi ro không thể kiểm soát được): là rủi ro khi xảy ra ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tất cả các ngành nghề kinh doanh.

Nguyên nhân chính gây ra rủi ro hệ thống là những biến động về tự nhiên (như động đất, lũ lụt, bão lụt …) hoặc biến động thuộc về môi trường kinh doanh (như lạm phát, sự thay đổi trong hệ thống pháp luật …).

– Rủi ro phi hệ thống ( rủi ro có thể kiểm soát được): hay còn gọi là rủi ro riêng biệt, là rủi ro khi xảy đến chỉ ảnh hưởng tới một doanh nghiệp, một ngành kinh doanh nhất định.

Nguyên nhân gây ra rủi ro phi hệ thống được kể đến: sự yếu kém trong công tác quản lý (như công tác kiểm soát nội bộ kém, hệ thống thông tin hoặc nhân sự hoạt động chưa hiệu quả, chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu kém, thiếu nhân lực có trình độ…), mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong ngành có mức độ cạnh tranh cao.

Rủi ro và phân loại rủi ro của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?