Khái niệm cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Cho đến nay nghiên cứu về khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận khác nhau. PGS.TS Sử Đình Thành trong một bài viết có tiêu đề “Cấu trúc tài chính”, PGS dựa vào việc xem xét bảng cân đối của một doanh nghiệp và đưa ra kết luận về cấu trúc tài chính.
Dựa trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, PGS.TS Sử Đình Thành cho rằng cần phân biệt giữa CTTC và cấu trúc vốn.
+ Cấu trúc TCDN là sự hỗn hợp giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
+ Cấu trúc vốn là sự hỗn hợp giữa nợ dài hạn và vốn sở hữu chủ (vốn điều lệ+ Lợi nhuận)
Như vậy, cấu trúc tài chính hàm chứa các khoản mục như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn sở hữu chủ và lợi nhuận. Cấu trúc tài chính có nội dung rộng hơn cấu trúc vốn, nó hàm chứa cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn so với tổng số vốn. Tuy nhiên, quan niệm về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp đề cập chủ yếu nghiêng về khía cạnh quyết định huy động nguồn tài trợ.
Theo tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh – Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà nẵng số 5(40) 2010 cho rằng: “Cấu trúc tài chính được hiểu là cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính doanh nghiệp được đo lường thông qua các chỉ tiêu chẳng hạn như: Tỷ suất nợ (nợ trên tổng tài sản), tỷ suất tài trợ (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu)”. Cách tiếp cận về cấu trúc tài chính doanh nghiệp này chủ yếu cũng nghiêng về khía cạnh huy động nguồn lực tài trợ.
Tóm lại, trên thực tế có nhiều cách tiếp cận về khái niệm cấu trúc TCDN. Nhưng nhìn chung, các tiếp cận về cấu trúc TCDN đều có những hạt nhân hợp lý của nó. Chắt lọc những hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận, tác giả bản luận án cho rằng:
“Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là một phạm trù tài chính thể hiện cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp”.
Cấu trúc tài sản chỉ ra tài sản trong doanh nghiệp có hai bộ phận tài sản cơ bản: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là những tài sản lưu chuyển dưới một năm hoặc trong vòng một chu kỳ kinh doanh, tài sản dài hạn là những tài sản lưu chuyển trên 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, đồng thời cấu trúc tài sản còn chỉ ra quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mối quan hệ này phản ánh quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp[/message]Kết cấu vốn của doanh nghiệp phản ánh việc huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm pháp lý nhất định đối với doanh nghiệp. Kết cấu vốn của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ với quyết định tìm nguồn tài trợ của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa cấu trúc nguồn vốn và cấu trúc tài sản thể hiện sự cân bằng TCDN. Trong bối cảnh hiện nay của tình hình TCDN, trong hai thành tố của cấu trúc TCDN cấu trúc nguồn vốn có ý nghĩa quyết định, đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Một cấu trúc nguồn vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
CTTC liên quan tới việc đánh đổi giữa sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Tuy nhiên, tài trợ bằng vốn vay tạo gánh nặng nợ, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới phá sản doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp, nhưng các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Đồng thời, kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản trị doanh nghiệp.
Tóm lại, trên đây là cách tiếp cận của tác giả bản luận án về khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này có ưu điểm là rõ ràng chỉ ra được các yếu tố cấu thành cấu trúc tài chính doanh nghiệp và gắn với các quyết định tài chính doanh nghiệp.
Khái niệm cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Lý thuyết trật tự phân hạng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm cấu trúc tài chính - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ