Lý thuyết trật tự phân hạng

Phát triển sản phẩm bancassurance

Lý thuyết trật tự phân hạng

Khác với lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn thì lý thuyết trật tự phân hạng chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nguồn vốn nội sinh (lợi nhuận giữ lại tái đầu tư) và nguồn vốn bên ngoài (gồm vốn vay và phát hành cổ phiếu mới) , đồng thời giải thích trật tự ưu tiên giữa các nguồn vốn này khi các DN huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.

Lý thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu bởi Myers và Majluf (1984). Hai ông đã lập luận rằng, các công ty ưa thích dùng lợi nhuận để lại hơn là sử dụng vốn vay và coi phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn là giải pháp cuối cùng. Nói cách khác, nguồn vốn nội sinh sẽ được ưu tiên sử dụng trước, sau đó mới đến sử dụng nguồn vốn ngoại sinh.

Lý thuyết trật tự phân hạng xuất phát từ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người quản lý và nhà đầu tư. So với các nhà đầu tư bên ngoài, người quản lý biết rõ hơn về giá trị thực và rủi ro của công ty, do đó điều này ảnh hưởng đến quyết định tài trợ vốn từ nguồn vốn nội sinh hay nguồn vốn ngoại sinh.

Các DN chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi cổ phiếu của họ được thị trường định giá cao hơn so với giá trị thực. Vì vậy, khi DN công bố thông tin phát hành thêm cổ phiếu thị trường sẽ đón nhận thông tin đó như một tín hiệu xấu về triển vọng của DN, do vậy giá cổ phiếu sẽ giảm. Để tránh tình trạng thiệt hại do giá cổ phiếu giảm khi DN cần huy động thêm vốn, nhà quản lý thường tìm cách tài trợ các dự án mới bằng cách huy động các nguồn vốn không bị thị trường định giá thấp như nguồn vốn nội sinh hoặc nguồn vốn đi vay.

Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích lý do các DN có xu hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội sinh và nếu cần phải huy động thêm vốn bên ngoài thì họ sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay trước. Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi DN đã sử dụng hết khả năng vay nợ tức là khi xuất hiện mối đe dọa của chi phí khó khăn tài chính.

Sự ra đời của lý thuyết trật tự phân hạng đã góp phần giải thích tại sao các DN có khả năng sinh lời thấp thường vay nợ nhiều hơn. Lý do không phải vì họ có các tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn mà vì họ cần tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm cấu trúc tài chính của doanh nghiệp[/message]

Các DN có khả năng sinh lời thấp hơn sử dụng nhiều nợ bởi họ không có các nguồn vốn nội sinh được tạo ra từ hoạt động đầu tư vốn và vì tài trợ nợ đứng đầu trong một trật tự phân hạng của tài trợ từ bên ngoài. Trong lý thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của tấm lá chắn thuế từ vốn vay được coi là có tác động hạng nhì.

Tỷ lệ nợ của DN thay đổi khi có sự mất cân đối dòng tiền nội sinh với các cơ hội đầu tư mà DN có được. Các DN có khả năng sinh lời cao với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng đạt tỷ lệ nợ thấp. Các DN có cơ hội đầu tư lớn hơn các nguồn vốn nội sinh thì buộc phải vay nợ nhiều hơn.

Rõ ràng lý thuyết trật tự phân hạng không đúng hết với mọi DN. Có những trường hợp, cổ phần thường vẫn được phát hành bởi các DN có thể đi vay một cách dễ dàng. Nhưng lý thuyết này đã giải thích được tại sao hầu hết nguồn tài trợ từ bên ngoài là vốn vay và tại sao sự gia tăng nợ trong cấu trúc tài chính bắt nguồn từ các nhu cầu tài trợ từ bên ngoài.

Hệ số nợ của công ty sẽ phụ thuộc vào mức độ bất cân xứng thông tin, phụ thuộc vào khả năng tự tài trợ của công ty và những hạn chế mà công ty gặp phải khi tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau.

Lý thuyết trật tự phân hạng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?