Theo Stephen A.Ross, Randolph W.Westerfield, Bradford D.Jordan 2008, [112], cấu trúc tài chính (cấu trúc vốn – capital structure) được hiểu là sự kết hợp của nợ và vốn chủ sở hữu mà một DN sử dụng để tài trợ cho các tài sản của DN. Cấu trúc tài chính tối ưu đạt được khi giá trị DN được tối đa hóa đồng thời chi phí sử dụng vốn là tối thiểu.
Theo Eugene F.Brigham và Joel F.Houston 2010 [64], ngoài nguồn vốn có tính chất dài hạn bao gồm nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường, các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng cũng là một yếu tố cấu thành cấu trúc tài chính của DN.
Klayman (1994) [82] định nghĩa cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, trong đó nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay dài hạn, nợ hình thành từ phát hành trái phiếu, thuê tài chính, các khoản tín dụng thương mại và các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Như vậy, trên quan điểm đầu tư, khi xem xét cấu trúc tài chính của DN, các khoản nợ thường được đồng nhất với các khoản nợ dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định, DN phải mất chi phí sử dụng bao gồm các khoản nợ vay dài hạn, nợ hình thành từ phát hành trái phiếu hay thuê tài chính…Trên thực tế, quan điểm cấu trúc tài chính được cấu thành bởi nguồn vốn dài hạn thường được sử dụng trong các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tại các DN ở các nền kinh tế phát triển, khi khả năng tiếp cận vốn và chính sách tài trợ của các DN khá ổn định.
Tuy nhiên, ngoài nguồn vốn có tính chất dài hạn, DN còn sử dụng nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chẳng hạn các khoản phải phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả về tiền lương, thuế…để tài trợ cho toàn bộ tài sản của DN. Những nguồn này hình thành nghĩa vụ nợ đối với DN, thể hiện ở phần nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khoản nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn và duy trì một mức độ thường xuyên trong các DN. Chính vì vậy, để đánh giá chính sách tài trợ của các DN, các nhà nghiên cứu còn sử dụng thuật ngữ cấu trúc tài chính (financial structure) với cách hiểu theo nghĩa rộng hơn là sự kết hợp của các nguồn tài trợ bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các tài sản của DN. Quan điểm này thường được áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm tại các nền kinh tế đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi, hay trong các DN đặc thù có quy mô nhỏ khả năng tiếp cận nguồn vốn dài hạn còn hạn chế.
Các DN trong ngành thép ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản là quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, vì vậy việc xem xét nguồn vốn ngắn hạn trong cấu trúc tài chính của DN hoàn toàn phù hợp. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, cấu trúc tài chính được hiểu là:
Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là sự kết hợp các nguồn vốn, bao gồm: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, nguồn nợ và vốn chủ sở hữu,được sử dụng để tài trợ cho các tài sản của DN, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Trên góc độ tài chính, mục tiêu có tính chất chiến lược của các DN là tối đa hóa giá trị. Mục tiêu này có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp trong đó lựa chọn một cấu trúc tài chính tối ưu là một nội dung quan trọng. Các lý thuyết về cấu trúc tài chính đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc tài chính của DN với giá trị DN. Điểm mấu chốt trong lựa chọn cấu trúc tài chính dựa trên nền tảng lý thuyết đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro cho DN nhưng với hệ số nợ cao có khả năng đưa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn. Do đó, cấu trúc tài chính tối ưu được hiểu là cấu trúc tài chính hướng tới mục tiêu giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia tăng hiệu quả, tối đa giá trị DN bằng cách tối thiểu chi phí sử dụng vốn và kiểm soát được rủi ro do việc sử dụng nợ mạng lại.
Mặc dù cấu trúc tài chính tối ưu là mục tiêu mà các DN hướng tới, tuy nhiên trên thực tế DN khó có thể xác định được một cấu trúc tài chính tối ưu một cách chính xác. Bởi vì hoạt động kinh doanh của DN là một quá trình động, mọi yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động của DN luôn biến đổi. Hơn nữa điều kiện kinh doanh của mỗi DN cũng rất khác nhau, ngay cả khi các DN kinh doanh trong cùng một ngành. Do đó, khái niệm cấu trúc tài chính tối ưu ít nhiều mang tính lý thuyết. Vì thế cả trong nghiên cứu và thực tiễn người ta thường sử dụng khái niệm cấu trúc tài chính mục tiêu của DN tức là cấu trúc tài chính thỏa mãn những mục tiêu nhất định của DN được xác định trong từng thời kỳ. Cấu trúc tài chính mục tiêu có thể thay đổi qua các thời kỳ khác nhau khi điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh có sự thay đổi đáng kể. Tuy vậy, DN luôn phải xác định được cấu trúc tài chính mục tiêu nhất định và việc huy động vốn phải luôn hướng tới cấu trúc này.
Download Luận án Tài chính ngân hàng: Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT