Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống

Chức năng của ngân hàng thương mại

Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống

Theo lý thuyết này, người ta cho rằng có tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp mà ở đó có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy tài chính phù hợp. Theo lý thuyết này, Công ty có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua tăng sử dụng nợ (do chi phí sử dụng vốn vay thấp và do tiết kiệm thuế nhu nhập).

Tuy nhiên, khi hệ số nợ tăng thì rủi ro cũng tăng, do đó nhà đầu tư cũng sẽ đòi hỏi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Sự gia tăng tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu ban đầu chưa xoá hết lợi ích của việc tăng hệ số nợ.

Nhưng khi Công ty gia tăng hệ số nợ đến một ngưỡng nào đó thì do rủi ro tăng lên, khiến cho cả tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nợ vay và tỷ suất sinh lời đòi hỏi vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho tỷ suất sinh lời đòi hỏi đối với doanh nghiệp cũng tăng lên, kết quả là lợi ích của việc sử dụng nợ không còn. Như vậy, lý thuyết CCV tối ưu dựa vào lá chắn thuế để cho rằng chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào CCV của doanh nghiệp và có một CCV tối ưu.

Do cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông nên doanh nghiệp cần hoạch định cơ cấu vốn theo mục tiêu đề ra. Hoạch định cơ cấu mục tiêu là giải quyết mối quan hệ giữa rủi ro và sinh lời. Sử dụng nợ nhiều làm gia tăng rủi ro doanh nghiệp, song tỷ lệ nợ cao nói chung đem lại tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm hạ thấp giá cổ phiếu, còn tỷ suất sinh lời tăng lại có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm cấu trúc tài chính của doanh nghiệp[/message]

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu vốn:

+ Rủi ro của doanh nghiệp: rủi ro phát sinh với tài sản doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp không sử dụng nợ. Rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Sử dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế (do lãi vay được tính vào chi phí trước thuế). Tuy nhiên điều này sẽ không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp được ưu đãi thuế hay có thuế suất thuế thu nhập thấp.

+ Sự chủ động về tài chính của doanh nghiệp: Sử dụng nhiều nợ làm giảm đi sự chủ động của doanh nghiệp và làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán.

+ Phong cách và thái độ của ban quản lý doanh nghiệp: các Giám đốc thận trọng ít sử dụng nợ hơn trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp.

– Quyết định cơ cấu vốn tối ưu: Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó tối đa hoá được giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp. Vì thế quyết định cơ cấu vốn tối ưu là quyết định cơ cấu vốn sao cho cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó tối đa hoá được giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì do ảnh hưởng của yếu tố tiết kiệm thuế, có một điểm tối ưu, ở đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp là cao nhất.

Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống

  1. Pingback: Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Opitmal capital structure) - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?