Thuật ngữ nền kinh tế xanh được đặt ra đầu tiên bởi nhà kinh tế môi trường David Pearce vào năm 1989, trong một nghiên cứu cho Chính phủ Anh về “Kế hoạch chi tiết cho nền kinh tế xanh” nhằm kiểm tra ý nghĩa của phát triển bền vững để đo lường tiến trình phát triển kinh tế. Kể từ năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới thì thuật ngữ nền KTX được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn.
Một nền KTX có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải các-bon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm toàn xã hội (UNEP, 2011). Nền kinh tế xanh nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người và bình đẳng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên (UNEP, 2011).
Xét về mặt học thuật, “Nền kinh tế xanh” là “kinh tế môi trường” nhưng được nâng cấp lên, trong đó “nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm”.
“Nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái” (Armand Kaszterlan, 2017).
“Nền kinh tế xanh là nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất” (United Nations, 2012).
Tổ chức Sáng kiến nền KTX của Liên hợp quốc cho rằng “Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền KTX là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để đạt được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng cho xã hội” (Liên Hợp quốc, 2007).
Như vậy, nền kinh tế xanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và về cơ bản nền kinh tế xanh là nền kinh tế giảm thiểu khí nhà kính, bảo vệ môi trường, kích thích sử dụng hiệu quả tài nguyên trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại hướng tới nâng cao đời sống cho con người. Trong nền KTX, tài nguyên – môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài.
Nguồn: Luận án tiến sĩ “Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam“
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Khái niệm dịch vụ ngân hàng xanh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ