Lý thuyết ủy nhiệm (agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm (agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm (agency theory) có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi thay mặt họ thực hiện một số nhiệm vụ và người thừa hành phải cung cấp lựa chọn tốt hơn cho người ủy nhiệm.

Trong bối cảnh công ty có thể có nhiều chủ sở hữu, mỗi chủ sở hữu lại nắm giữ quyền sở hữu nhiều công ty khác nhau vì vậy việc trực tiếp điều hành công ty Alchian và Demsetz (1972) và được Jensen và Meckling (1976) phát triển thêm. Lý thuyết này nhấn mạnh rằng, người ủy nhiệm quyết định lựa chọn người thừa hành mà mình sở hữu là không thể hoặc không được phép. Mặt khác, một cá nhân không thể có đủ kiến thức, năng lực, thời gian để giám sát tất cả các giao dịch kinh tế. Vì vậy, các chủ sở hữu lựa chọn phương án ủy quyền cho các nhà quản lý. Tuy nhiên, người đại diện có khả năng điều hành doanh nghiệp theo lợi ích của mình hơn là vì lợi ích của công ty vì 2 nguyên nhân chính:

– Sự bất cân xứng trong thông tin của nhà quản lý và các nhóm đối tượng hưởng lợi còn lại. Nhà quản lý là người hiểu rõ doanh nghiệp nhất, họ dễ dàng nhận biết được tình huống nào, hợp đồng nào, đối tác nào sẽ mang lại nguồn lợi và nhà điều hành có khả năng đưa lợi ích đó ra khỏi hoạt động của doanh nghiệp.

– Sự không chắc chắn về những vấn đề có thể xảy ra trong qua trình điều hành doanh nghiệp hàng ngày. Với hàng ngàn nhân tố góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc một doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao hay thấp trong kỳ kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường. Do vậy, nhà quản lý có thể kiểm soát được các yếu tố đó hay không là do năng lực và cả sự may mắn của họ, đây là một điều khó có thể xác định rõ ràng.

Xem thêm: Lý thuyết niềm tin cảm tính (inspired confidence theory)

Vì vậy, lý thuyết ủy nhiệm được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng…) với bên thừa hành (nhà điều hành, kiểm toán viên), từ đó giải thích lý do tại sao có sự kỳ vọng khác nhau giữa các bên liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán.

Lý thuyết ủy nhiệm cũng cho thấy trong mối quan hệ ủy nhiệm giữa các cổ đông và kiểm toán viên, kiểm toán viên có vai trò như một nhà thừa hành tương tự nhà điều hành trong công ty. Vì vậy, tồn tại mâu thuẫn về mặt lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên. Điều này đã gây ra sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng giữa các bên.

Căn cứ vào lý thuyết ủy nhiệm, luận án xác định các kỳ vọng về kiểm toán của người sử dụng thông tin là hợp lý hay bất hợp lý trên cơ sở sự đồng thuận giữa người sử dụng thông tin (bên ủy nhiệm) và kiểm toán viên (bên thừa hành). Nếu cả hai bên đồng thuận đây là công việc của kiểm toán viên thì các kỳ vọng được xác định là hợp lý vì không tồn tại mâu thuẫn về lợi ích hay rủi ro giữa các bên. Mặt khác, lý thuyết ủy nhiệm cũng là cơ sở cho luận án phân chia người sử dụng thông tin thành hai nhóm: những người hưởng lợi trực tiếp từ kết quả kiểm toán (bên ủy nhiệm) và nhóm khách hàng kiểm toán (bên thừa hành).

Nguồn: Luận án Kế toán “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?