Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế

Trong giai đoạn cổ điển, các nghiên cứu về thuế có thể nói đến hai học thuyết nổi tiếng, đó là học thuyết không tưởng và học thuyết bài thuế. Hai học thuyết này có những lập luận có những điểm khác biệt rõ rệt khi nghiên cứu về thuế. Đối với những người theo học thuyết không tưởng, thì học cho rằng lập luận rằng để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tránh được sự phức tạp hóa trong chính sách thuế với nhiều loại thuế khác nhau, đồng thời giúp giảm gánh nặng thuế cho người dân, thì theo họ, cần xây dựng một loại thuế đơn nhất hay duy nhất. Còn đối với những người theo học thuyết bài trừ thuế, họ lại tập trung làm rõ lập luận của mình để nhằm mục đích xây dựng hình ảnh về một xã hội không có thuế.

Trong giai đoạn hiện đại, các nhà nghiên cứu hiện đại đã có những kế thừa những giá trị tinh hoa cổ điển. Họ không đưa ra các phê phán các quan điểm về thuế của các nhà nhiên cứu thời kỳ cổ điển, mà thay vào đó họ tìm cách khẳng định vai trò của thuế. Trong giai đoạn này, có thể nói đến các học thuyết điển hình nhừ: học thuyết thuế – bù đắp, học thuyết thuế – trao đổi, và học thuyết thuế – đoàn kết.

Học thuyết thuế – trao đổi xuất hiện vào cuối thế kỉ XVII, với các đại biểu là John Locke, Jean – Jacques Rousseau, Adam Smith và Montesquieu. Tư tưởng cốt lõi của học thuyết – coi thuế là một sự thỏa thuận giữa người nộp thuế và nhà nước. Theo các nhà nghiên cứu của học thuyết thuế – trao đổi, họ cho rằng khoản thuế mà người nộp phải trả thực chất là dùng để đổi lấy các hàng hóa công cộng, hàng hóa này, vốn dĩ người nộp thuế không thể tạo ra được.

Vào cuối thế kỉ XIX, với sự xuất hiện của học thuyết thuế – đoàn kết, dựa trên tư tưởng về chủ nghĩa đoàn kết cộng đồng và hướng đến giải quyết những bất ổn, những xung đột về mặt chính trị của nhà nước, các nhà nghiên cứu của học thuyết này đã lập luận và cuối cùng nhằm mục đích để tuyên truyền cho tư tưởng tương trợ lẫn nhau và đoàn kết cộng đồng. và theo đó, người nộp thuế nên chấp nhận hi sinh lợi ích của mình cho nhà nước, thực hiện nộp thuế theo sự ấn định thuế.10

Kế thừa tư tưởng của hai học thuyết thuế trên, học thuyết thuế – bù đắp được ra đời, học thuyết về thuế – bù đắp ngày càng được ủng hộ và giữ vai trò quan trọng giúp hoàn thiện hệ thống thuế của các quốc gia và thúc đẩy các quốc gia phát triển. Những nhà nghiên cứu của học thuyết này cho rằng, để giải quyết những bất bình đẳng xã hội, những vấn đề về xã hội do phát triển kinh tế thị trường gây ra, và để hỗ trợ cho những người không có khả năng đóng thuế. Thì theo họ, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai quan điểm về thuế của hai trường phái thuế trên, tức là vẫn dựa trên tư tưởng trao đổi lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế, đông thời kết hợp với tư tưởng của tương trợ cộng đồng trong học thuyết thuế-đoàn kết.

Nguyễn Văn Tuyến (2018), Đại học Luật Việt Nam đã cho thấy quá trình phát triển hệ thống thuế ở Việt Nam có những kế thừa, phát huy các học thuyết thuế cổ điển và hiện đại trong việc hoạch định chính sách thuế phù hợp với sự tiến bộ và xu hướng phát triển toàn cầu.

Luật Quản lý thuế năm 2006 và có hiệu lực từ 1/7/2007 và sửa đổi các năm 2012 & 2014 đã khẳng định mối quan hệ bình đẳng giữa quyền và trách nhiện của người nộp thuế với cơ quan thuế được tuân thủ không giới hạn ở phạm vi trong nước mà đã mở rộng ra các cam kết quốc tế. Theo đó, người nộp thuế thực hiện quyền đối kháng của mình, và được thực hiện bởi quyền khiếu nại và thực hiện khởi kiện đối với cơ quan thuế. Nếu các cơ quan thuế thu thuế không đúng với các chính sách thu thuế của nhà nước, thì nhà nước phải có nghĩa vụ bồi thường cho người nộp thuế. Đây chính là mặt trái của học thuyết thuế-trao đổi đối với tiến trình cải cách hành chính thuế ở Việt Nam. Quyền ấn định thuế, cơ chế thỏa thuận trước về giá đối với người nộp thuế thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của học thuyết về thuế-đoàn kết là người nộp thuế phải chịu sự hy sinh một phần lợi ích của mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Người nộp thuế phải tuân thủ nghĩa vụ thuế, dựa trên sự ấn định thuế của nhà nước theo nguyên tắc ấn định, tuy nhiên, chính sách này không được đẩy người nộp thuế vào cảnh bần cùng sau khi thực hiện trách nhiệm thuế.

Hiện nay, chính sách thuế trực thu ở Việt Nam được thực hiện nhằm phản ảnh quan điểm chủ đạo của học thuyết thuế-bù đắp, và theo đó người có khả năng tài chính tốt hơn sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Theo đó, chính sách thuế nhằm kêu gọi sự sẻ chia của những người có khả năng đóng thuế cho những người không có khả năng đóng thuế, tất cả dựa trên tinh thần đoàn kết xã hội và tương trợ cộng đồng, nhằm giảm thiểu tối đa sự bất công xã hội và thu hẹp khoảng cách phân biệt giàu nghèo.

Michel Bouvier (2005) đã dựa trên học thuyết thuế-trao đổi để nhấn mạnh về sự cân bằng lợi ích giữa công dân và nhà nước thông qua hoạt động nộp thuế. Ngược lại, Michel Bouvier (2005) cho rằng trong học thuyết thuế-đoàn kết lại coi trọng sự hy sinh của bên nộp thuế gắn với trách nhiệm cộng đồng, dựa trên ý thức tương trợ lẫn nhau để tạo nên đoàn kết cộng đồng.

Adam Smit (1997) đã nghiên cứu, xem xét trong suốt tác phẩm thông qua thương mại, tiền tệ, giá cả, thị trường… và xem là công cụ để bảo hộ mậu dịch, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa trong nước, nhưng phải hướng đến tự do thương mại tối đa trong khuôn khổ lợi ích quốc phòng của quốc gia, và cuối cùng là đưa ra các nguyên tắc thuế vụ và hệ thống thu ngân sách hoàn toàn hợp lý về việc đánh thuế: việc huy động thuế phải dựa trên điều kiện thực tế phù hợp với khả năng và điều kiện của người nộp thuế, mức thuế và thời hạn thanh toán phải được thông báo và xác định rõ ràng, thời gian thu thuế cần được sắp xếp phù hợp với lịch của người nộp thuế. Bên cạnh đó, chi phí tổ chức hoạt động thu và nộp thuế cần được hạn chế ở mức thấp nhất, tránh lãng phí.

Trong chương 17, trong nghiên cứu của Paul A. Samuelson & William D. Naudhaus, (1997): “Thuế và chi tiêu của chính phủ”, các tác giả đã chỉ ra “các nguyên tắc đánh thuế”, và được xem xét dưới nhiều góc độ là “lợi ích”, “khả năng thanh toán”, “công bằng ngang và công bằng dọc”. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh về “thuế và tính hiệu quả”. Xét đến hiệu quả, thuế suất sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư “ảnh hưởng đến số giờ làm việc, chuyển hướng luồng đầu tư và tiết kiệm, thay đổi thời điểm luồng thu nhập”.

Richard M. Bird và Oliver Oldman (1990) đã đã chỉ ra rằng trốn thuế không phải là vấn nạn của riêng các quốc gia kém phát triển mà ngay tại các nước đang phát triển, thì tình trạng thu thiếu số thuế tiềm năng, chưa quản lý hết số đối tượng phải nộp thuế hay những hành động cố tình trốn thuế bằng cách kê khai sai thu nhập là một điều phổ biến. Giải pháp được các tác giả đề xuất như: nắm được danh sách số người phải thực hiện nghĩa vụ thuế, cần nâng cao ý thức tuân thủ nộp thuế của người nộp thuế.

Vũ Quỳnh Phương (1996) đã đưa ra một số lý luận cơ bản về thuế, hệ thống lại yêu cầu như: đảm bảo nguồn thu, công cụ điều tiết vĩ mô, phân phối thu nhập và đơn giản phương thức thực hiện.

Trần Xuân Thắng (1998), đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc hội nhập kinh tế thương mại quốc tế với việc mở cửa thị trường trong nước, cắt giảm thuế quan và phi thuế quan, thỏa thuận phân chia quyền đánh thuế, tự do hóa thương mại.

Nguồn: Luận án tiến sĩ “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân – Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?