Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn

Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn

Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu nhằm giải thích rằng các doanh nghiệp trong thực tế phải chấp nhận đánh đổi khi ra quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn, không thể chỉ xem xét khoản giá trị lợi ích nhờ có khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay mà bỏ qua nguy cơ kiệt quệ tài chính do sử dụng nợ như giả định của lý thuyết M&M.

Theo lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn, các doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ nhận được lợi ích tăng thêm nhờ khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay, nhưng cũng dẫn đến phát sinh chi phí đặc biệt là chi phí kiệt quệ tài chính, do đó các DN cần duy trì đồng thời hai nguồn tài trợ, bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu sao cho cân bằng lợi ích nhờ khoản tiết kiệm thuế và chi phí phá sản để đạt giá trị DN cao nhất và từ đó lựa chọn được cơ cấu nguồn vốn tối ưu.

Xem thêm: Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu

Kiệt quệ tài chính xảy ra khi DN không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa với chủ nợ hoặc có thể thực hiện nhưng rất khó khăn. Tình trạng kiệt quệ tài chính có thể chỉ xảy ra tạm thời, dẫn đến phát sinh một số rắc rối cho hoạt động kinh doanh của DN, các dự án khả thi bị trì hoãn hoặc thậm chí bị huỷ bỏ, năng suất lao động giảm sút, chủ nợ không tiếp tục cho vay, nhà cung cấp thắt chặt chính sách bán chịu,…nhưng cũng có thể dẫn đến phá sản và DN phải chi những khoản tiền lớn cho luật sư, toà án, kiểm toán viên, các nhà quản lý. Chi phí kiệt quệ tài chính phụ thuộc vào khả năng xảy ra những khó khăn tài chính và độ lớn các khoản chi phí phát sinh có liên quan. Như vậy, hầu hết các trường hợp của kiệt quệ tài chính do sử dụng nợ đều gây ra những tốn kém cho DN và đây là nhân tố làm giảm giá trị doanh nghiệp.

Tóm lại, lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn có xem xét đến tình trạng kiệt quệ tài chính nhằm lựa chọn mức độ sử dụng nợ thích hợp hướng đến mục tiêu đạt được giá trị DN cao nhất, do đó có ý nghĩa thực tiễn cao hơn so với lý thuyết M&M. Lý thuyết đánh đổi đã cung cấp điều kiện ràng buộc giới hạn tối đa về mức độ sử dụng nợ trong CCNV của DN, đó chính là rủi ro kiệt quệ tài chính.

Nguồn: Luận án tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng “Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết ở Việt Nam

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?