Khái niệm về quản lý thuế

Khái niệm về quản lý thuế

Hoạt động quản lý diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống và gắn liền với một tổ chức nhất định, do đó tùy thuộc lĩnh vực nghiên cứu, các nhà nghiên cứu quan niệm “quản lý” ở mỗi góc độ, nhưng cơ bản đều có nội hàm là thông qua con người, với các kỹ thuật hướng tới một hệ thống có tổ chức nhằm đạt mục đích của chủ thể. Theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”(Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012)

Như vậy, có thể hiểu, dựa vào những những quy luật hay những nguyên tắc thì người quản lý có thể đạt được những mục đích trong quản lý, điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình; và căn cứ vào lĩnh vực quản lý hay đối tượng quản lý có thể xác định hoạt động quản lý công hay quản lý tư, quản lý con người hay quản lý doanh nghiệp…

CQT- một tổ chức Nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền thực hiện quản lý thuế. Do đó, quản lý thuế chính là một hình thức quản lý công, thực hiện các khâu hành pháp và tư pháp về thuế do đó có nhiều quan niệm về QLT:

Quan niệm thứ nhất: QLT gồm các hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng hành pháp và tư pháp về thuế. Để thực hiện tốt chính sách thuế đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua, các cơ quan này thực hiện các chức năng nhiệm vụ và các quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, quá trình thu nộp thuế vào NSNN chính là nội dung quan trọng trong28

QLT, thực chất chính là hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN, hoạt động xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật thuế, hoạt động thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức trong bộ máy nhà nước.

Quan niệm thứ hai: QLT gồm các hoạt động liên quan đến việcmà CQT các cấp tổ chức thực hiện chính sách thuế, là việc CQT các cấp định ra một hệ thống các tổ chức, thực hiện phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, đồng thời xây dựng các mối quan hệ nhằm thực hiện phối hợp giữa các bộ phận trong thực thi công việc để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức, từ đó nhằm đạt các mục tiêu thu nộp thuế đã đề ra trong từng giai đoạn nhất định (hoạt động chấp hành pháp luật thuế của cơ quan QLT). Hiểu theo từng chức năng trong tổ chức thực hiện thì QLT gồm: Thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; triển khai các thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; thực hiện xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý người nộp thuế về thông tin nộp thuế, thông tin sản xuất kinh doanh phù hợp; kthực hiện kiểm tra thuế, tiến hành thanh tra thuế đối với các đối tượng sản xuát kinh doanh; thưc hiện cưỡng chế trong trường hợp cần thiết trong quá trình thi hành quyết định hành chính thuế; tiến hành xử lý các vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Quan niệm thứ ba: coi QLT thực chất là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của CQT nhằm đảm bảo NNT phải chấp hành các nghĩa vụ thuế, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thuế.

Từ những quan niệm nêu trên, luận án cho rằng, quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà CQT là đại diện để tổ chức, xây dựng chiến lược và điều hành hệ thống thuế nhằm động viên nguồn thu từ thuế vào NSNN theo những quy định của pháp luật về thuế và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các đối tượng nộp thuế.

Qua quan niệm trên, ta thấy những đặc điểm cơ bản của quản lý thuế là:

Một là, quản lý thuế là hoạt động đặc thù của quản lý hành chính, được điều chỉnh bằng luật chuyên ngành, cụ thể là Luật QLT và các sắc luật thuế nhằm thực thi chính sách thuế trong thực tiễn của đời sống kinh tế – chính trị – xã hội;

Hai là, quản lý thuế là hoạt động quản lý của những người thực hành một nghề nghiệp có tính chuyên môn kỹ thuật phức tạp nhằm thu thuế cho NSNN;

Ba là, quản lý thuế là sự tác động có tổ chức, có điều chỉnh, mang tính quyền lực của Nhà nước đến các thể nhân, pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh gọi chung là người nộp thuế. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ năng lực của bộ máy QLT; các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế; phụ thuộc vào trình độ ý thức của người nộp thuế trong khi chấp hành pháp luật thuế; và phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế và các thể chế quản lý kinh tế xã hội có liên quan.

Nguồn: Luận án tiến sĩ “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân – Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?