Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Pháp
Ở Pháp, Nhà nước đã thực hiện những biện pháp nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập không bao cấp, tăng cường thêm kinh phí cho sự nghiệp giáo dục. Ví dụ như: Thu học phí dịch vụ cho những hoạt động đặc thù như mở các khóa học không nằm trong chương trình của bằng cấp quốc gia; khuyến khích các đóng góp ở cấp chính quyền và tổ chức công lập; huy động nguồn tài chính từ các công ty, xí nghiệp bằng thuế dạy nghề (theo tỷ lệ 0,5% quỹ lương) và thuế đào tạo liên tục (thep tỷ lệ 15% quỹ lương); các trường đại học ngoài công lập hoạt động với 12% kinh phí là nguồn công cộng và 88% là nguồn tư nhân…
Nước Pháp hầu như chỉ có đại học công mà trình độ gần sàn sàn như nhau ở mỗi tỉnh khiến người đi học không nhất thiết phải chọn các tỉnh lớn hay thủ đô để đến học. Mặt khác, thành quả lớn của cách mạng 1789 là đi học không mất tiền, từ tiểu học đến đại học. Vào trường đại học chỉ cần có bằng tú tài và ghi tên vào học. Tất nhiên, ngoài hệ thống trường đại học, nước Pháp còn có hệ thống trường lớn (grandes escoles) mà muốn vào phải qua những kỳ thi rất khó mà không phải sinh viên nào cũng có thể thi được và hệ thống các IUT (instituts universitaires de technologies) nằm ngay trong trường đại học, nhưng muốn vào thì phải qua đợt tuyển hồ sơ chặt chẽ và trong khi học có thể bị đuổi sau mỗi học kỳ nếu kém. Sinh viên tốt nghiệp ở hệ trường lớn hay ở hệ IUT không lo bị thất nghiệp. Về số lượng sinh viên thì hệ thống trường đại học là đông sinh viên nhất, và đầu tư của nhà nước vào hệ này ít tiền hơn hệ kia, chỉ bằng hơn nửa hệ trường lớn. Có thể nói hệ thống trường đại học là hệ đại trà cho thanh niên Pháp. Những năm 70 của thế kỷ trước được người Pháp coi là thời kỳ hoàng kim của kinh tế Pháp, và từ đây nước Pháp sản xuất không kịp sinh viên tốt nghiệp ngành này. Thế là bắt đầu từ những năm 1970 hệ thống trường đại học thương mại tư thục ra đời và cùng với các trường thương mại còn có những trường tư về ngành khác, nhưng không nhiều như trường thương mại.
Xem thêm: Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Ở Pháp có ba loại trường đại học tư thục thương mại: 1) Trường phụ thuộc vào phòng Thương mại tỉnh; 2) Trường của một nhóm cổ đông; và 3) Trường của một nhóm cổ đông thành lập theo luật Hội 1901.
Loại trường thứ nhất là Trường phụ thuộc Phòng Thương mại của tỉnh, do Phòng thương mại xây trường thì tài chính hoạt động được hình thành từ 3 nguồn. Nguồn thứ nhất là học phí (6.000-7.000 euros/năm/sinh viên) chiếm 30% ngân sách; Nguồn thứ hai là thuế TA (taxe d’ apprentissage) do xí nghiệp trả, đáng lẽ họ phải đóng cho Nhà nước vì sử dụng người đã qua đào tạo ở các trường nghề hay trường đại học, nhưng nếu họ trả trường đại học thì Nhà nước không yêu cầu họ đóng nữa; thuế TA chiếm 20% ngân sách; Nguồn thứ ba là trợ cấp của phòng Thương mại chiếm 50% ngân sách của các trường NCL.
Nguồn ngân sách của các trường NCL tại Pháp được chi cho các khoản sau:
- GV, giáo sư (phần lớn là cơ hữu): 50% ngân sách
- Bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị: 30%
- Hành chính, lãnh đạo: 15%
- Quảng cáo: 5%
Loại trường thứ 2 do cổ đông xây trường và là chủ sở hữu trường, đối với loại thứ 3 thì trường là sở hữu tập thể, nghĩa là không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ cá nhân nào. Đối với loại trường thứ 2, cổ đông có thể lấy lãi hay để lại cho nhà trường, trong trường hợp lấy lãi thì lãi không được vượt lãi tiết kiệm của ngân hàng 1 điểm %, ví dụ lãi ngân hàng trong khoảng từ 5 đến 7% thì cổ đông có thể lấy lãi trong khoảng từ 0 đến 8%. Đối với loại trường thứ 3 thì bắt buộc cổ đông phải để toàn bộ lợi nhuận lại cho trường do trường thành lập theo luật Hội 1901, nghĩa là Hội phi lợi nhuận. Nếu cổ đông làm việc ở nhà trường thì lương của họ cũng được khống chế ở mức hợp lý. Người ta gọi một trường đại học tư thục là một xí nghiệp trí thức. Loại trường thứ 2 phải đóng thuế, còn loại trường thứ 3 thì không phải đóng thuế.
Nguồn tài chính của 2 loại trường thứ 2 và thứ 3 được hình thành từ:
(1). Học phí: khoảng 10.000 euros/năm/sinh viên, chiếm 85-90% ngân sách
(2). Thuế TA: 10-15 % ngân sách, do xí nghiệp tặng
Ngân sách của 2 loại trường này được dùng để trang trải các khoản chi phí hoạt động sau:
(1). Giảng viên, giáo sư (phần lớn là mời): 35-40% ngân sách
(2). Bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị: 20%
(3). Hành chính, lãnh đạo: 15%
(4). Quảng cáo: 10%
(5). Lãi suất: 10-15%
Ở nước Pháp cũng như các nước tiên tiến trên thế giới, pháp luật luôn được tôn trọng, các quy định của Nhà nước cho các trường tư thục được tôn trọng triệt để. Vấn đề xây trường dành cho phòng Thương mại đối với loại (1), còn cho cổ đông đối với loại (2) và (3). Sau đó có được hưởng lãi hay không đều được quy định cụ thể. Các trường luôn đóng thuế đầy đủ nếu như pháp luật quy định họ phải đóng góp, trốn thuế được coi là một tội nặng.
Về quan hệ của người bỏ tiền đầu tư đóng góp vào trường với đội ngũ giáo sư nhà trường thì cũng có sự khác nhau giữa trường loại (1) so với trường loại (2) và (3). Đối với trường loại (1) thì vì lợi ích nguồn nhân lực mà trường đào tạo cho các doanh nghiệp của Phòng thương mại. Cho nên Phòng thương mại thường gây áp lực để đào tạo theo ý họ muốn, sinh viên ra trường phải phục vụ ngay được. Nhiều giáo sư rất sợ áp lực của phòng Thương mại, vì giáo sư thì thích làm nghiên cứu theo ý tưởng của mình, còn xí nghiệp thì thấy đề tài mà nhà khoa học đánh giá là hay lại không thiết thực. Điển hình là hệ thống IUT trong hệ đại học công của Pháp mà ta đã nói ở trên, hệ thống này nhận tài trợ của xí nghiệp để sinh viên được dạy dỗ tốt hơn hệ đại học công đại chúng. Đánh đổi lại, sinh viên của hệ này khi ra trường không được học thẳng lên thạc sĩ, tiến sĩ, mà phải đi làm ít nhất là 3 năm, sau đó có muốn học thêm gì thì tùy ý; nếu đại học nào nhận sinh viên vừa tốt nghiệp IUT ra làm thạc sĩ, tiến sĩ, thì sẽ bị cắt trợ cấp của xí nghiệp.
Đối với loại (2) và (3) thì người đầu tư thành lập trường có thể vì thích thú, vì thiên hướng thích làm nghề tự do và cũng vì có tiền sẵn. Đối với hai loại trường này các cổ đông phần lớn là trí thức, cho nên khi mở trường họ đảm đương được các trọng trách điều hành trường. Ở đây họ cũng làm áp lực lên đội ngũ giáo sư để đi theo đường lối của họ, có khi vì lãi, có khi vì thích thú với một hướng phát triển nào đó. Nhưng nói chung, họ tôn trọng quy định của nhà nước cho các trường đại học tư về cách lấy lãi của cổ đông, về thu học phí và về chi tiêu trong trường, cho nên áp lực của họ lên đội ngũ giảng dạy có khó chịu đôi khi, nhưng không lớn. Vả lại giáo sư ở các trường đại học tư không phải là những giáo sư lớn như trong hệ thống đại học công, nên không có mâu thuẫn gì nhiều về đường lối nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây ra mâu thuẫn lớn giữa nhà đầu tư và nhà khoa học
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Pháp
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Trung Quốc - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ