Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

thuyết trình luận văn

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

Đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực cơ bản của nhà trường ĐH, do vậy theo phạm vi nghiên cứu của luận án đã xác định, phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường CĐ, ĐH chính là phát triển đội ngũ giảng viên. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là kết quả tổng hợp của nhà nước, nhà trường và mỗi một cá nhân nhằm cải biến về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao về chất lượng của đội ngũ giảng viên.

Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, cơ sở đào tạo mà phát triển đội ngũ giảng viên có thể theo 3 chiều hướng khác nhau:

– Lấy việc phát triển cá nhân người giảng viên làm trọng tâm. Đó là việc tạo ra sự chuyển biến tích cực của các giảng viên trên cơ sở nhu cầu mà họ đặt ra. Điều đó nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ và như vậy là thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ.

– Lấy phát triển nhà trường làm trọng tâm, thì rõ ràng mục tiêu của nhà trường là cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giảng viên. Điều này thường tạo ra suy nghĩ cho rằng: Phát triển đội ngũ giảng viên là công việc của nhà trường, là việc thực hiện mục tiêu của nhà trường với tư cách là thực hiện một nhiệm vụ do cấp trên (lãnh đạo nhà trường) giao cho mà người giảng viên phải thực hiện chứ không phải là nhu cầu của giảng viên. Do đó, đã tạo ra một sức ỳ đáng kể, hạn chế sự tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên. Dẫn tới hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giảng viên thường là thấp.

– Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Với quan điểm này thì phát triển đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó nhà trường và cá nhân giảng viên được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, vì cho rằng: Các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu phát triển của giảng viên, vì vậy cả 2 loại nhu cầu đều cần phải cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau thì công tác phát triển đội ngũ giảng viên mới đạt kết quả tốt.

Như vậy, mỗi quan điểm đều có những điểm tích cực, điểm hạn chế riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi nhà trường cần xem xét vận dụng trên cơ sở thực trạng của tổ chức để có bước đi thích hợp, sao cho đội ngũ giảng viên khi tiếp cận nhu cầu nhà trường đều thấy có nhu cầu của mình trong đó, tạo cho họ sự hứng thú, say mê và yên tâm với nghề nghiệp.

Chỉ thị 40/CT-TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” nêu rõ: Mục tiêu chiến lược phát triển GD&ĐT là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo… để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Từ những phân tích trên đây, luận án cho rằng, phát triển nguồn nhân lực các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích cực của đội ngũ giảng viên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm hoàn thành mục tiêu giáo dục – đào tạo của trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội.

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 bình luận về “Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

  1. Pingback: Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Pháp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  4. Pingback: Các bài học nhằm phát phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?