Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Anh
Ở Anh, trợ cấp của ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn tài chính cơ bản đối với các đại học công lập, phần còn lại là học phí, các khoản thu mang tính tự nguyện như thu đóng góp, hỗ trợ, viện trợ, trợ cấp… còn các đại học ngoài công lập, kinh phí Nhà nước chỉ có 30%; còn lại là 70% là do dân đóng góp các loại. Bộ Giáo dục chỉ quản lý cấp học từ mầm non tới khi công dân Anh 18 tuổi, riêng bậc đại học, họ có toàn quyền tự chủ trong quản lý. Nghiên cứu về quá trình phát triển của giáo dục ĐH của Anh quốc, ta thấy giáo dục ĐH của nước này rất chú trọng đến phát triển ĐNGV. Tuy nhiên, vai trò của người giảng viên thường bị ảnh hưởng rất lớn do sự lấn át quyền hành của người tài trợ. Trước năm 1960, khi mà 95% nguồn vốn hoạt động của các trường ĐH do nhà nước cấp thì cơ chế quản lý hầu hết nằm trong tay hội đồng giảng viên, vì vậy vai trò của ĐNGV trong các trường ĐH rất lớn.
Đội ngũ học giả và giảng viên, ở các trường ĐH có tiếng nói rất có trọng lượng. Tuy nhiên, do nguyên tắc tài chính chi phối hoạt động đối với trường ĐH, nên vai trò của giảng viên trong hội đồng quản trị giảm xuống, phản ảnh của mối quan hệ ai là người tài trợ của trường ĐH. Vào năm 1945, khi mà 95% nguồn vốn hoạt động của các trường ĐH do nhà nước cấp thì cơ chế quản lý hầu hết nằm trong tay hội đồng giảng viên (senate) (Fulton, 2002).
Vào những năm 1960, do chịu tác động của phong trào dân chủ, sự gia tăng sinh viên và các nhân viên ít thâm niên vào hội đồng học thuật (senate hoặc academic board) nên vai trò của các nhà khoa học, các giảng viên giỏi đã giảm xuống. Ngoại trừ hai trường ĐH danh tiếng là Oxford và Cambridge. Do lãnh đạo của các trường này rất tôn trọng các giá trị truyền thống, chú trọng tới ĐNGV giỏi nên không ủng hộ sự tham gia của các thành viên bên ngoài mà chủ yếu dựa vào đội ngũ học giả của nhà trường. Lý do của hiện tượng này là, một mặt, nhờ danh tiếng nên hai trường này nên có lợi thế trong kêu gọi các nguồn tài trợ, mặt khác hai trường nay có lượng tài sản khổng lồ nên ít bị tác động của thị trường. Đối với các trường còn lại, thường thực hiện cơ chế quản lý dựa vào hai hội đồng là Hội đồng điều hành và Hội đồng học thuật. Trong đó, Hội đồng điều hành là cơ quan chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của cơ sở ĐH, ra quyết định về chiến lược phát triển, quy chế hoạt động nội bộ, phân bổ tài chính, bổ nhiệm nhân sự và điều kiện làm việc. Hội đồng điều hành bao gồm phần lớn là các thành viên bên ngoài như từ các ngành công nghiệp, cựu sinh viên, các hiệp hội nghề nghiệp. Hội đồng học thuật là cơ quan tối cao về học thuật, xác định nhiệm vụ giáo dục, tư vấn về phân bổ tài chính và nguồn lực cho việc thực hiện giảng dạy và nghiên cứu. Thành viên của hội đồng học thuật phần lớn là đội ngũ học giả trong trường. Như vậy, tiếng nói của ĐNGV tuy có giảm so với trước, song vẫn giữ được chất lượng của ĐNGV.
Từ năm 1963, các trường ĐH, nhất là những trường NCL phải hoạt động theo điều lệ và mô hình phát triển trường đã lựa chọn, nên quyền lực giữa Hội đồng điều hành và Hội đồng học thuật (giảng viên) bắt đầu có sự thay đổi. Theo quy định, Hội đồng điều hành có quyền trong việc bổ nhiệm nhân sự vào hội đồng giảng viên và ngược lại. Kết quả là có đại diện của những người không phải là học giả và giảng viên vào hội đồng học thuật. Hiện tượng này kéo dài khoảng 30 năm và làm cho chất lượng của ĐNGV có chiều hướng giảm xuống.
Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Từ năm 1992, các trường ĐH hoạt động theo hình thức công ty, vì vậy quyền quản lý trong nhà trường tập trung vào hội đồng điều hành. Hội đồng điều hành trường phần lớn là các thành viên bên ngoài bao gồm là đại diện hoặc thành viên chỉ định của chính quyền địa phương và có một số ít các thành viên học thuật. Hội đồng học thuật tuy vẫn tồn tại, song trong Hội đồng đã có một số thành viên là nhân viên hành chính, hỗ trợ học thuật và sinh viên. Nhiệm vụ của hội đồng học thuật chỉ giới hạn trong vai trò tư vấn. Quyền quyết định về phương hướng chung của nhiệm vụ học thuật và chương trình giảng dạy nằm trong tay hội đồng điều hành.
Mặc dù có được vị thế là cơ sở giáo dục ĐH độc lập, song với sự tham gia đông đảo của các thành viên là chính quyền địa phương trong hội đồng điều hành, nên quyền hạn của hội đồng điều hành cũng bị giảm sút và giới hạn, do chịu sự chi phối rất nhiều của chính quyền địa phương. Tính tự chủ của trường giảm xuống, đây là một vấn đề bất đồng dai dẳng trong mối quan hệ giữa hội đồng điều hành trường và chính quyền địa phương.
Quyền lực của hội đồng học thuật so với hội đồng điều hành trong trường ĐH sau năm 1992 xếp vai trò thứ yếu. Hơn nữa, tính tự chủ của các trường cũng bắt đầu giảm xuống thấp hơn so với trước năm 1992. Lý do của tình trạng này là sau năm 1992 các trường ĐH không hoạt động theo điều lệ mà theo các điều khoản quản trị ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Cơ cấu của Hội đồng quản trị của các trường không có tính ổn định, vì chính phủ có thể thay đổi các thành viên của các hội đồng trong trường bất cứ khi nào. Điều này cũng có nghĩa là các trường ĐH sau năm 1992 bị bộ GD kiểm soát trực tiếp hơn về cơ cấu quản trị so với các trường trước năm 1992, khi các trường có điều lệ hoạt động, có chiến lược phát triển được ban hành bởi một ban riêng của trường.
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Anh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Nhật Bản - Download Luận Văn