Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Hoa Kỳ

giáo dục

Mục lục

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, mỗi bang tự tổ chức lấy các trường học, gọi là trường công (public schools) còn lại gọi là trường tư (tương tự như trường NCL ở Việt Nam). Trường tư do tư nhân vận hành, không bị quản lý bởi các cơ quan Nhà nước nhưng thông thường chất lượng dịch vụ giáo dục ở các trường này đều được duy trì ở mức bằng hoặc tốt hơn hệ thống trường công.

Ban đầu, việc hình thành các trường học tư nhân ở Mỹ là vấn đề được tranh cãi. Tuy nhiên, nhờ lựa chọn các mô hình phát triển đúng đắn nên các trường tư luôn đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định do Nhà nước đặt ra. Trường tư ở Mỹ thường có học phí cao nhưng đổi lại chất lượng giáo dục cũng rất cao.

 Ở Mỹ, các cơ sở giáo dục được thành lập không có nghĩa là đạt kiểm định. Việc được cấp phép hoạt động có nghĩa là các trường đáp ứng đủ các yêu cầu về thành lập trường theo quy định của từng bang đối với các tiêu chí như cơ sở vật chất, tiền ký quỹ, thuế… Còn việc kiểm định lại liên quan đến chất lượng các chương trình đào tạo. Mỹ có 2 tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và (CHEA) là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Tuy nhiên, hai cơ quan trên không trực tiếp kiểm định các trường, mà các trường yêu cầu được trực tiếp kiểm định, vì rằng nếu kết quả kiểm định tốt, nghĩa là chất lượng giáo dục của trường được đảm bảo, thì trường có thể tiếp cận với ngân sách chính phủ (hỗ trợ tài chính và dự án nghiên cứu).

– Chất lượng giáo dục ĐH ở Mỹ chịu ảnh hưởng của thị trường lao động nhiều hơn là việc kiểm định của nhà nước. Nền ĐH của Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của các trường ĐH Anh về các ngành học nhân văn và của các trường ĐH Đức về việc nghiên cứu, đào tạo sau ĐH và đào tạo chuyên ngành. Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể rút ra những nét nổi bật sau đây:

Một là, hệ thống giáo dục ĐH và sau ĐH của Mỹ mang tính cạnh tranh rất cao.

Tuy tư tưởng về giáo dục là mang tính đại chúng, hay cho tất cả mọi người, trong hệ thống giáo dục ĐH và đặc biệt là các trường đào tạo sau ĐH có một hệ thống chọn lọc cao và hết sức cạnh tranh. Mỗi trường đều có những quy định về tiêu chuẩn tiếp nhận sinh viên riêng, nên các trường ĐH tốt nhất cũng là những trường sinh viên khó được tiếp nhận vào học nhất. Năm 1991, trường ĐH California chỉ tiếp nhận 40% tổng số những người xin học có đủ tiêu chuẩn, đối với trường Harvard con số này chỉ là 17,2%. Điều này rõ ràng khác hẳn với các trường ĐH nói chung và ĐH NCL nói riêng ở nước ta.

Hai là, việc tổ chức kiểm soát giáo dục rất linh hoạt và hiệu quả.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không có một hệ thống giáo dục toàn quốc, Hiến pháp không quy định trách nhiệm giáo dục của chính phủ liên bang nên tất cả các vấn đề giáo dục đều thuộc về từng bang. Cho dù có một Bộ Giáo dục của liên bang nhưng chỉ có các chức năng: thu thập thông tin, cố vấn và giúp đỡ tài chính cho các chương trình giáo dục nhất định.

Hiến pháp từng bang lại cho phép các cộng đồng địa phương kiểm soát thực sự về mặt hành chính đối với các trường công. Ban giám hiệu các trường này gồm các công dân được bầu lên từ cộng đồng dân cư và chính họ, chứ không phải là bang, đề ra chính sách phát triển của trường bao gồm cả việc sẽ dạy những nội dung gì.

Xem thêm: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Anh

 Việc kiểm định chất lượng được thông qua các công trình nghiên cứu đánh giá. Hàng năm, có hàng trăm công trình nghiên cứu kiểm tra khắt khe các trường học trên toàn quốc được công bố. Ở mỗi trường lại có các khoa nghiên cứu và đánh giá về giáo dục. Trong những giai đoạn nhất định việc kiểm tra đánh giá này lại có phần khắt khe hơn. Những cuộc tranh luận của công chúng về chất lượng, nội dung và các mục tiêu giáo dục luôn diễn ra công khai trên toàn nước Mỹ.

Ba là, giáo dục Mỹ đề ra các mục tiêu rất cụ thể.

Mục tiêu lớn nhất của giáo dục Mỹ là “làm cho bản thân trở nên tốt hơn”, hay “vươn lên trên thế giới này”. Hàng triệu người nhập cư tới Mỹ thường gắn liền những hy vọng của họ mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn với một nền giáo dục tốt cho chính bản thân họ và quan trọng nhất cho con cái họ. Cho dù mục tiêu cuối cùng là tiền tài, danh vọng, quyền lực hay chỉ đơn giản là kiến thức… thì bước khởi đầu thường từ ngưỡng cửa của trường ĐH.

Bốn là, chú trọng việc đánh giá chất lượng giảng dạy và đề cao trách nhiệm của giảng viên.

Cuối học kỳ, trước kỳ thi hết môn, mỗi sinh viên được phát một mẫu “đánh giá giảng dạy”. Sinh viên được nhận xét về những điều bổ ích hay chưa bổ ích của môn học, ưu điểm và nhược điểm của môn học, ưu điểm và nhược điểm của người giảng dạy, các giáo sư không được can thiệp vào đánh giá này. Đây là một hình thức xả “stress” mà các ĐH Mỹ dành cho sinh viên. Trong một chừng mực nhất định, dựa trên những đánh giá của sinh viên, các trường có thể thay đổi một phần nội dung môn học, khiến cho nó dễ được thu nhận hơn. Một số ĐH thông báo lại cho giáo sư bản tổng hợp những đánh giá của sinh viên đối với bài giảng của giáo sư này.

Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

Việc đề cao trách nhiệm của giảng viên được xác định như sau:

– Mọi giảng viên đều có quyền tham gia quá trình đào tạo ban đầu và các hoạt động đào tạo liên tục nhằm phát triển chuyên môn, qua đó giảng viên sẽ được cung cấp kiến thức và các kỹ năng cần thiết.

– Mọi tiểu bang và cấp quận huyện phải đề ra các chiến lược thích hợp nhằm thu hút, tuyển chọn, chuẩn bị, tái đào tạo và hỗ trợ việc phát triển chuyên môn cho các giảng viên, để hình thành một NNL gồm những nhà giáo chuyên nghiệp, tài giỏi để có thể giảng dạy những nội dung mới.

Năm 1997, lần đầu tiên Sở Giáo dục Alaska đã công bố tám tiêu chuẩn cụ thể dành cho giảng viên và những ai công tác trong ngành giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, bao gồm:

(1) Người thầy phải mô tả được triết lý giáo dục của nhà sư phạm và nhấn mạnh được sự liên quan của triết lý đó với tác vụ dạy học của mình.

(2) Người thầy phải thông hiểu cách thức mà qua đó học sinh học hỏi và phát triển, cũng như áp dụng những điều này trong tác vụ dạy học của mình.

(3) Người thầy phải dạy cho học sinh biết cách tôn trọng các đặc tính cá nhân và văn hóa của riêng họ.

(4) Người thầy phải nắm rõ lĩnh vực nội dung dạy học của mình cũng như các phương pháp để giảng dạy nội dung này.

(5) Người thầy phải tạo cơ hội, giám sát và đánh giá quá trình học của học sinh.

(6) Người thầy phải kiến tạo và duy trì một môi trường học tập mà trong đó tất cả học sinh và nguồn lực xã hội tham gia đóng góp tích cực.

(7) Người thầy phải thực hiện tác vụ của mình với tư cách một người cộng tác với cha mẹ, gia đình và cộng đồng.

(8) Người thầy phải tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường, địa phương, đất nước.

Năm là, chú trọng công tác kiểm định giáo dục.

Nét nổi bật trong chiến lược phát triển giáo dục ở Mỹ chính là việc họ rất chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và sau ĐH. Ở Mỹ, có sự phân biệt rất rõ ràng giữa các trường được kiểm định (accredited universities) và các lò sản xuất bằng cấp (degree/diploma mills). Trên các trang web đều có thông báo về các dấu hiệu nhận biết về các lò sản xuất bằng cấp, thậm chí có cả danh sách các trường bị đưa ra tòa do vi phạm luật (như không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, lừa đảo, hay không thông báo công khai cho mọi người biết về việc không được kiểm định).

Được kiểm định dưới mắt công chúng có nghĩa là chất lượng được đảm bảo, sinh viên trong các trường được kiểm định có thể chuyển đổi lẫn nhau, và tạo được niềm tin đối với các nhà tuyển dụng. Sinh viên từ các trường không được kiểm định sẽ không có lợi thế khi tìm việc.

Sắp tới các tổ chức kiểm định Mỹ sẽ tập trung vào việc nâng cao ý thức của công chúng về các lò sản xuất bằng cấp, siết chặt các quy định kể cả việc thông qua cơ quan lập pháp để trở thành luật, và tăng cường việc hợp tác với các nước để nhằm hạn chế các tác hại phát sinh từ các lò bằng cấp này.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Hoa Kỳ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?