Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

(Luận Văn A-Z) – Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là gì? Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp?

Trong nền kinh tế thị trường, DN có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là DN cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một CCNV hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho DN. Trên thực tế, có nhiều thuật ngữ và quan điểm khác nhau khi đề cập đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Trong cuốn “Financial Management: Text, Problems và Cases”, nhóm tác giả M.Y. Khan và P.K. Jain (2011), cho rằng: “Cơ cấu nguồn vốn là tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty trên bảng cân đối kế toán”. Theo nhóm tác giả, để tài trợ cho hoạt động của mình, DN phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi loại nguồn vốn đều có những điểm lợi và bất lợi riêng. Những đặc điểm riêng này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng các nguồn vốn cũng như tình hình tài chính của DN.

Quan điểm của Stephen A.Ross, Randolph W. Westerfield và Brandford D. Jordan (2003) định nghĩa “Cơ cấu vốn (Capital tructure) của một DN là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ (Debt) và vốn chủ sở hữu (Equity) theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh”. Tương tự, Colin Firer và cộng sự (2004) định nghĩa: “Cấu trúc vốn (Capital tructure) đề cập đến sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà một DN sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp đó”. Như vậy, nhà quản trị DN phải quan tâm đến hai yếu tố khi quyết định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp: (i) DN nên vay bao nhiêu và tỷ lệ vốn vay và vốn CSH đã tốt nhất chưa? (ii) Chi phí của những nguồn vốn vay nào là tốt nhất cho hoạt động của DN?.

Một số nghiên cứu trong nước nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cũng cho rằng: “Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà DN huy động sử dụng vào hoạt động XKD” (Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2015) hay “Cơ cấu nguồn vốn là thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm nhất định” (Dương Thị Thúy Hà, 2016).

Như vậy, theo quan điểm trên, cơ cấu nguồn vốn là sự kết hợp giữa các nguồn vốn khác nhau (bao gồm nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn) mà DN sử dụng để tài trợ cho hoạt động SXKD. Quan điểm này cho rằng mỗi nguồn vốn đều có những đặc điểm riêng về chi phí sử dụng, thời gian sử dụng, những điểm lợi và bất lợi của mỗi nguồn vốn đều cần được các nhà quản trị chú ý để xác định CCNV mục tiêu, phù hợp với hoạt động SXKD của DN trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng khi đề cập đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì chỉ cần xem xét đến nguồn vốn dài hạn, bao gồm nợ dài hạn và vốn CSH và không xem xét đến nợ ngắn hạn vì đặc điểm của nguồn vốn ngắn hạn chỉ mang tính chất tạm thời, không ảnh hưởng đến quyền quản lý và điều hành DN. Quan điểm này được trình bày trong nhiều nghiên cứu, chẳng hạn Trần Thị Thanh Tú (2006) trong luận án của mình đã định nghĩa: “Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một tỷ lệ nhất định giữa nợ dài hạn và VCSH” hay luận án của Vũ Thị Ngọc Lan (2014): “Cấu trúc vốn của DN là mối tương quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và VCSH của doanh nghiệp”. Trong quan điểm này, nợ ngắn hạn không được xem xét là một trong các yếu tố cấu thành cơ cấu nguồn vốn.

Ngoài ra, một quan điểm khác lại cho rằng mặc dù nợ ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của DN, nhưng tác giả chỉ xem xét những khoản nợ ngắn hạn có phát sinh chi phí sử dụng mà loại bỏ những khoản nợ chiếm dụng của DN. Chẳng hạn như quan điểm của Macguigan và cộng sự (2006) cho rằng: “Cấu trúc vốn (Capital tructure) là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp”. Quan điểm này cũng được trình bày trong luận án của Hoàng Trọng Đức (2016): “Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được hiểu là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn và vốn CSH mà DN huy động để phục vụ cho hoạt động SXKD nhằm mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp”.

Như vậy, có thể thấy có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa cơ cấu nguồn vốn. Mỗi quan điểm lại có những cách lập luận và lý giải riêng, phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của từng nhà khoa học. Đối với các DN trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là DNTP NY, nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, nhưng quy mô và tỷ trọng nợ dài hạn lại thấp, điều này ảnh hưởng tới việc xây dựng kế hoạch xác định nhu cầu nguồn vốn của DN trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy, khi nghiên cứu về CCNV của các DNTP NY cần tiến hành phân tích thành phần cũng như tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của DN tại một thời điểm nhất định.

Bên cạnh đó, mặc dù có sự khác biệt về các bộ phận cấu thành CCNV nhưng cá nhà khoa học đều thống nhất rằng CCNV được coi là hợp lý khi thỏa mãn ba mục đích cơ bản của DN, bao gồm: tối đa hóa giá trị DN, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối thiểu hóa rủi ro. Mỗi DN khác nhau khi tiến hành hoạt động SXKD chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề SXKD, sự ổn định của nền kinh tế, mục tiêu của các nhà quản trị… Vì vậy, Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp đều mang tính riêng biệt và khi nghiên cứu CCNV cần phải nghiên cứu trong sự vận động không ngừng của DN trong nền kinh tế.

Tóm lại, sau quá trình nghiên cứu, phân tích các công trình khoa học về Cơ cấu nguồn vốn cũng như tìm hiểu về đặc điểm của các DNTP NY, NCS đồng ý với quan điểm của Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, Đoàn Thị Hương Quỳnh, Dương Thị Thúy Hà và Nguyễn Thu Hà, đó là: “Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn riêng biệt trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Nguồn: Luận án tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng “Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

  1. Pingback: Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?