Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho rằng tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu có thể góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, đó là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu ở một tỷ lệ giới hạn nhất định giúp tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn bình quân và do đó tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Các giả định của lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu:
– Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thị trường tài chính không hoàn hảo, DN và nhà đầu tư không thể vay nợ với lãi suất như nhau.
– DN tiềm ẩn rủi ro kiệt quệ tài chính do sử dụng nợ. Tuy nhiên, nếu mức độ sử dụng nợ thấp thì chủ sở hữu và chủ nợ có thể không điều chỉnh tỷ suất sinh lời kỳ vọng, hoặc có điều chỉnh nhưng không đáng kể.
Xem thêm: Khái niệm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Dựa vào giả định, lý thuyết CCNV tối ưu giải thích: DN có thể giảm WACC bằng cách sử dụng nợ, vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu nhờ có khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay. Như vậy, muốn có CCNV tối ưu thì DN phải sử dụng nợ, nhưng điều này chỉ được đảm bảo khi mức độ sử dụng nợ vẫn còn nằm trong giới hạn nhất định nào đó để rủi ro vẫn ở mức thấp mà các chủ nợ không thay đổi mức lãi suất yêu cầu và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chủ sở hữu không thay đổi hoặc tăng không đáng kể.
Theo lý thuyết CCNV tối ưu, WACC sẽ biến động khi CCNV thay đổi và CCNV tối ưu phải là sự kết hợp giữa nợ với vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để WACC nhỏ nhất.
Tóm lại, lý thuyết CCNV tối ưu cho rằng DN có tồn tại một CCNV tối ưu vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và hai chi phí này sẽ tăng lên cùng với gia tăng mức độ sử dụng nợ. Lý thuyết này đã khẳng định có tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ sử dụng nợ trong CCNV với rủi ro tài chính, và từ đó có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá trị DN. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc khi ra quyết định CCNV.
Quyết định cơ cấu nguồn vốn tối ưu: CCNV tối ưu là CCNV cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận của DN và do đó tối đa hóa được giá cổ phiếu của DN. Vì thế quyết định cơ cấu nguồn vốn tối ưu là quyết định CCNV sao cho cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận của DN và do đó tối đa hóa được giá cổ phiếu của DN. Theo lý thuyết CCNV tối ưu thì do ảnh hưởng của yếu tố tiết kiệm thuế, có một điểm tối ưu, ở đó chi phí sử dụng vốn trung bình của DN là nhỏ nhất và giá trị công ty là cao nhất.
Như vậy, theo lý thuyết này ở DN có tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu về mặt lý thuyết. Song, không có mô hình CCNV tối ưu chung cho mọi DN, cũng không có CCNV tối ưu cố định cho một DN trong suốt quá trình hoạt động. Tuy lý thuyết này không chỉ rõ chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ tăng bao nhiêu khi gia tăng hệ số nợ hay chi phí sử dụng vốn vay tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ, nhưng đây là cơ sở lý thuyết nền tảng giúp DN lượng hoá và xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu.
Nguồn: Luận án tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng “Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết ở Việt Nam“
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu nguồn vốn - Luận Văn A-Z