Khái niệm doanh nghiệp lữ hành

Khái niệm doanh nghiệp lữ hành

Khái niệm doanh nghiệp lữ hành

Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm doanh nghiệp lữ hành (công ty lữ hành) từ các góc độ nghiên cứu khác nhau. Mặt khác bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng có nhiều biến đổi theo thời gian, ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành du lịch luôn có những hình thức và nội dung mới.

Trong giai đoạn đầu, các DNLH chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lí bán sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp như khách sạn, hãng hàng không, khi đó thì các doanh nghiệp lữ hành (thực chất là các đại lí du lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lí của các nhà sản xuất, các nhà cung ứng như khách sạn, hãng hàng không, tàu biển… bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng để hưởng tiền hoa hồng. Hiện nay, các đại lí du lịch vẫn hoạt động và liên tục được mở rộng phát triển.

Khi đã phát triển ở một mức độ cao hơn so với chức năng trung gian thuần túy, các DNLH đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng lẻ như: dịch vụ khách sạn, vé máy bay, các phương tiện vận chuyển và các điểm tham quan thành một sản phẩm (chương trình du lịch) hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Ở đây doanh nghiệp lữ hành (DNLH) không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch.

Tại Việt Nam, theo Thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994 của TCDL hướng dẫn thực hiện nghị định 09/CP của Chính phủ về tổ chức và quản lí các doanh nghiệp du lịch thì “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch” [40, Tr.1].

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhiều DNLH có phạm vi hoạt động rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực du lịch. Các DNLH đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tàu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của doanh nghiệp lữ hành và trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. Ở giai đoạn này thì các DNLH không chỉ là người bán (người phân phối), người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch, mà trở thành người sản xuất trực tiếp các sản phẩm du lịch. Do vậy, dưới cách tiếp cận mới này thì doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thu lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch” [25, Tr.51 – 52].

Nguồn: Luận án Kinh doanh thương mại “Phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ

5/5 - (1 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?