Khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán

Nguồn nhân lực

Khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán

Trong từng thời kỳ nhất định (thường là 5 năm) Đảng và Nhà nước có Nghị quyết về: Mục tiêu kế hoạch định hướng và những giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó có mục tiêu định hướng phát triển hoạt động ngành ngân hàng.

Trên cơ sở những đường hướng đó, Ngân hàng Nhà nước xây dựng mục tiêu định hướng cụ thể phát triển ngành ngân hàng, đồng thời xây dựng đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng đến tiền mặt theo giai đoạn để trình và xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đề án phải thể hiện được các nội dung cơ bản: Về mục tiêu (có mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; về giải pháp đẩy mạnh thanh toán, trong đó giải pháp về tổ chức, giải pháp về chính sách và giải pháp ứng dụng công nghệ…; và về tổ chức thực hiện bao gồm cả trách nhiệm mối quan hệ giữa các bộ, ngành liên quan và trách nhiệm của chính quyền địa phương (tỉnh thành phố trực thuộc TW).

a/ Đối với Ngân hàng trung ương

Để thực hiện mục tiêu đã được phê duyệt, Ngân hàng trung ương với vai trò là người quản lý (chủ thể quản lý) cần thực hiện tốt việc tổ chức quản lý đó là:

– Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế.

– Xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán trong nền kinh tế quốc dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

– Làm đầu mối, phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và theo dõi việc chấp hành chính sách, chế độ về thanh toán của các đơn vị thuộc hệ thống NHTW các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ thanh toán[/message]

– Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện công tác thanh toán, chuyển tiền giữa các đơn vị thuộc hệ thống NHTW, thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng.

– Xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, kiến nghị phát sinh trong hoạt động thanh toán.

b/ Đối với các tổ chức tín dụng và những đơn vị không phải là ngân hàng được NHTW cho phép hoạt động thanh toán (kho bạc, quỹ tín dụng nhân dân,…) gọi chung là các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán (là đối tượng quản lý) có trách nhiệm tiếp nhận, triển khai và tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán đúng theo cơ chế chính sách và các quy định cụ thể của NHTW.

c/ Đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mọi công dân cũng như người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ có nhu cầu thanh toán và sử dụng dịch vụ thanh toán phải tôn trọng pháp luật và các quy định của Nhà nước mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trực tiếp hướng dẫn thực thi.

Từ đó có thể đưa ra khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán là:

Nhà nước (NHTW) sử dụng cơ chế chính sách để tổ chức và tác động vào hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm tạo cho hoạt động thanh toán trong nền kinh tế được thông suốt, thuận tiện và hiệu quả nhất.

Khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán

  1. Pingback: Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Vương quốc Anh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?