Mục lục
Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Vương quốc Anh
Vương quốc Anh (Nơi có hoạt động ngân hàng và dịch vụ thanh toán sớm nhất) [48]
Các loại hình thanh toán qua Ngân hàng ở Anh [48]
– Thanh toán nội địa bằng séc: Đây là phương thức thanh toán phổ biến ở Anh.
– Thanh toán chuyển tiền nội địa (Thanh toán GiRo)
Hình thức này cho phép một người có hay không có tài khoản ở Ngân hàng có thể trả tiền vào tài khoản của một người khác. Hình thức này đặc biệt có ích trong việc thanh toán tiền gửi, điện, điện thoại hay các dịch vụ khác có mẫu chuyển tiền in sẵn. Người thuê lao động có thể sử dụng hệ thống thanh toán này để thanh toán lương. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo uỷ nhiệm chi hay lệnh trả tiền.
– Thanh toán nội địa bằng uỷ nhiệm thu: Uỷ nhiệm thu được sử dụng để thanh toán các giá trị cố định hay khác nhau và thời gian thanh toán định kỳ khác nhau, người thụ hưởng là người chuẩn bị giao dịch thanh toán qua máy tính bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người phải thanh toán và chuyển qua hệ thống BACS (Hệ thống TTBT tự động). Hình thức này chỉ có các tổ chức được Ngân hàng cho phép mới được thực hiện cách thanh toán này và nó được thực hiện nghiêm ngặt theo các điều hướng dẫn do khách hàng uỷ nhiệm, đồng thời mỗi tổ chức tham gia phải bảo đảm với Ngân hàng trong trường hợp có nhầm lẫn thì Ngân hàng sẽ truy đòi khách hàng nếu đã ghi nợ vào tài khoản của khách hàng không theo đúng hướng dẫn. Hình thức này đặc biệt hữu ích với các công ty bảo hiểm, hội tiết kiệm nhà ở, công ty thuê mua vào bất kỳ tổ chức nào nhận được số lượng thanh toán lớn, tiết kiệm chi phí cho người thụ hưởng trong quá trình quản lý.
– Thanh toán nội địa bằng thẻ tín dụng: Thẻ này do các Ngân hàng, hội tiết kiệm nhà ở hay các tổ chức khác phát hành giúp cho việc mua hàng hóa dịch vụ trả tiền sau. Việc thanh toán được thực hiện tại những nơi có máy đặc biệt để lập hoá đơn và ghi các giao dịch tại điểm bán lẻ có các ký hiệu thẻ tín dụng mà chúng chấp nhận.
– Thanh toán nội địa bằng POS và thẻ ghi nợ: Hệ thống này đặt ở các điểm bán lẻ để người mua hàng đưa thẻ vào kiểm tra và thanh toán.
– Thanh toán nội địa bằng hối phiếu Ngân hàng: Hối phiếu Ngân hàng là công cụ thanh toán tương tự như séc, được một Ngân hàng ký phát theo yêu cầu của khách hàng để thực hiện một khoản thanh toán được đảm bảo, sử dụng trong trường hợp người thụ hưởng yêu cầu bảo đảm chắc chắn séc sẽ được thanh toán khi xuất trình.
– Thanh toán nội địa bằng chuyển tiền qua điện thoại và máy tính: Nó cho phép chuyển tiền cùng ngày. Chuyển tiền bằng điện thoại thường được chuyển qua Hội sở chính của Ngân hàng có liên quan còn chuyển tiền bằng máy tính sẽ được thực hiện qua hệ thống TTBT tự động CHAPS.
– Thanh toán quốc tế bằng séc và thẻ tín dụng.
– Thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền quốc tế: Giao dịch có thể chuyển bằng thư hay qua mạng TELEX, SWIFT thông qua chi nhánh hay đại lý ở nước ngoài phản ánh trên các tài khoản NOSTRO và VOSTRO.
– Thanh toán quốc tế bằng hối phiếu Ngân hàng: Hối phiếu Ngân hàng được sử dụng trong thanh toán quốc tế tương tự sử dụng hối phiếu trong thanh toán nội địa nhưng do phòng thương mại Anh ký phát đến tài khoản một trong các đại lý của mình. Thông thường một hối phiếu quốc tế sử dụng nhiều loại ngoại tệ.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán[/message]Hệ thống tổ chức phương thức thanh toán ở Anh [48]
– Bù trừ liên chi nhánh: Nếu người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các chi nhánh khác nhau của cùng một Ngân hàng.
– Bù trừ “tại chỗ”: Nếu người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản tại cùng một chi nhánh của một Ngân hàng.
– Bù trừ liên Ngân hàng: Nếu người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các Ngân hàng khác nhau.
Hệ thống bù trừ liên Ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của ba Công ty mà mỗi Công ty giải quyết một khía cạnh khác nhau của việc TTBT
+ Thanh toán bù trừ các loại giấy tờ: Gồm TTBT séc và giấy báo chuyển khoản (do Công ty TTBT séc và chuyển khoản thực hiện), trong đó hệ thống bù trừ séc thực hiện từ năm 1773, hệ thống bù trừ chuyển khoản thực hiện từ năm 1960.
+ Thanh toán bù trừ giá trị lớn trong ngày: Gồm hệ thống TTBT tự động (GAPS) và bù trừ nội thành (do Công ty TTBT tự động và bù trừ nội thành thực hiện). Bù trừ tự động CHAPS được sử dụng vào năm 1984. Với hệ thống này, tiền thanh toán không thể đòi lại khi được hệ thống chấp nhận. Do vậy, tiền được bảo đảm và có thể được người thụ hưởng rút ngay khi cần. Chuyển tiền giới hạn ở mức 5000 bảng trở lên.
Hệ thống bù trừ nội thành là dịch vụ bù trừ nhanh đựợc các chi nhánh Ngân hàng thực hiện tại thành phố London trong phạm vi gần tính từ trung tâm TTBT tại phố Lombard. Hệ thống này được thực hiện với các séc ký phát có giá trị từ 100.000 bảng trở lên.
+ Thanh toán bù trừ điện tử (DVTT tự động Ngân hàng do Công ty BACS thực hiện). Hệ thống thực hiện chuyển tiền bằng cách ghi trên các băng từ. Hoạt động của ba Công ty này đặt dưới sự kiểm soát của hiệp hội TTBT ABACS. Ngoài ra, còn Công ty thứ tư thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng POS (Công ty EFTPOS Ltd).
+ Nghiệp vụ thanh toán thường nhật (quyết toán): Là phương thức cân đối trong trao đổi séc và chuyển khoản giữa các Ngân hàng. Nó được thực hiện vào cuối ngày làm việc để quyết toán bù trừ ngày trước đó. Mỗi Ngân hàng TTBT chuẩn bị một bảng kê các khoản phải thu và phải trả các Ngân hàng khác thực hiện qua hãng bù trừ. Bảng kê được cộng lại và số dư cuối cùng được tính ra là
giá trị ròng các khoản phải thu (phải trả) cho giao dịch. Phần chênh lệch này được quyết toán bằng cách trích ra hoặc ghi Có vào tài khoản của các Ngân hàng tại NHTW Anh.
Về quản lý hoạt động thanh toán ở Vương quốc Anh (UK) [48]
Khi đề cập đến quản lý thì phải thể hiện trên cơ sở pháp lý thì ở UK có những khác biệt với các quốc gia khác như sau:
Một là: Luật thành văn liên quan tới các dịch vụ thanh toán ở UK rất hạn chế, nói chung thời gian quá dài với việc sử dụng séc chứng từ giấy và hối phiếu trong thanh toán, vì vậy, hai đạo luật bao trùm hầu hết toàn bộ phần luật này: Bộ Luật về Hối phiếu năm 1882, là một hệ thống hóa toàn diện về luật hiện tại đối với hối phiếu: và Bộ luật về Séc, 1957 và 1992, chỉnh sửa các nguyên tắc chung của Bộ Luật 1882 như đã áp dụng cho séc chứng từ giấy.
Hai là: Sự ra đời sớm và hoạt động của Hiệp hội các dịch vụ thanh toán và bù trừ (APACS).
Hiệp hội các Dịch vụ Thanh toán và Bù trừ là tổ chức có trách nhiệm cung cấp và phát triển các cơ chế thanh toán và bù trừ ở UK và nghiên cứu những phát triển trong các hệ thống thanh toán nói chung. Phương tiện này hoạt động bù trừ séc và các khoản chuyển ghi có chứng từ giấy cũng như các khoản nợ và có điện tử cùng với các hệ thống xử lý chuyển giá trị cao ở UK.
Hiệp hội các dịch vụ thanh toán và bù trừ (APACS) được thành lập năm 1985 quá trình việc nghiên cứu tổ chức phát triển hội viên và kiểm soát các hệ thống thanh toán bù trừ Anh qua Ủy ban Child, thành lập năm 1984 bởi các ngân hàng khi đó tham gia vào Trung tâm Thanh toán bù trừ Ngân hàng. Kết quả của công cuộc nghiên cứu phát triển này là bắt đầu từ “Các hệ thống thanh toán và bù
trừ” từ tháng 12 năm 1984 (Báo cáo Child). Hai nội dung chính của hoạt động này là một cơ cấu mới cho tổ chức các hệ thống thanh toán và bù trừ cùng với các qui tắc mới về hội viên của các hệ thống này.
Tiếp theo chương trình này là các công ty riêng rẽ được thành lập dưới sự bảo trợ của APACS để hoạt động mỗi hệ thống thanh toán bù trừ, với sự kiểm soát và sở hữu của tổ chức này và các công ty cá nhân nằm trong tay các tổ chức thành viên. Bằng cách tách các bù trừ thành 3 công ty riêng rẽ, nên một tổ chức có thể là một thành viên trực tiếp mà không phải là thành viên gián tiếp. Quyền hội viên của một công ty thanh toán bù trừ đi cùng với quyền hội viên của APACS và của tổ chức chi phối nó – Hội đồng.
Quyền hội viên của mỗi công ty là mở, phụ thuộc vào thanh toán phí gia nhập thích hợp, đối với tất cả các định chế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được diễn đạt rõ ràng và đầy đủ. Những tiêu chí này đã được xem xét kỹ lưỡng, có thể đáp ứng được các yêu cầu.
Qua đặc điểm hoạt động thanh toán ở UK trên đây cho ta thấy: Việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động thanh toán là do Hiệp hội các dịch vụ thanh toán và bù trừ (APACS). Vậy vai trò của NHTW như thế nào ?
Không có giám sát về pháp luật hay qui chế của hệ thống thanh toán hoạt động ở UK, mặc dù NHTW vẫn giữ sự tham gia chặt chẽ vào các hệ thống thanh toán đó. Ngân hàng thương mại hiện nay có quyền hội viên của APACS (“các thành viên quyết toán”). NHTW Anh cũng là một thành viên.
Nghiệp vụ ngân hàng của NHTW Anh có liên quan chặt chẽ với công việc thay mặt cho khách hàng của chính phủ và phát hành giấy bạc. NHTW không thực hiện cho vay rủi ro thương mại và nó chỉ có 5 chi nhánh. Nói chung, các cơ quan của chính phủ không phải mở tài khoản tại NHTW.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan lớn đều mở tài khoản tại NHTW để tạo điều kiện cho hoạt động hữu hiệu của các tài khoản chính phủ trung ương. NHTW hoạt động như một đại lý thanh toán qua thanh toán bù trừ APACS đối với phần lớn các lệnh có thể thanh toán được của chính phủ1 được phát hành qua Văn phòng của người phát lương, Lợi tức Đất liền, Hải quan và Sở thu thuế tiêu dùng.
Ngân hàng trung ương cung cấp một loạt các dịch vụ ngân hàng khác, kể cả các phương tiện thanh toán bù trừ, cho một số tổ chức khu vực công cộng, UK và các định chế tài chính quốc tế (như các Hiệp hội xây dựng và các ngân hàng trung ương khác) và cũng cho cả cán bộ của NHTW. NHTW cũng giữ tài khoản quyết toán của tất cả các thành viên đầy đủ của APACS.
Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Vương quốc Anh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Nhật Bản - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Một số điểm nổi bật của hoạt động thanh toán trong Liên bang Canada | nhanluan