Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ thanh toán

Chính sách tỷ giá

Mục lục

Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ thanh toán

Quá trình tái sản xuất mở rộng được tiến hành trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ đã cho thấy sự hình thành và phát triển các chu chuyển tiền tệ là một tất yếu khách quan. ðiều đó cũng có nghĩa là trong điều kiện đó sự tồn tại của tiền tệ và lưu thông tiền tệ không những là một tất yếu khách quan mà còn là một sự cần thiết để phục vụ cho sự chu chuyển của sản phẩm xã hội để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách bình thường.

Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá được thực hiện dưới 2 hình thức: Chu chuyển tiền mặt và chu chuyển không dùng tiền mặt (thanh toán không dùng tiền mặt).

Chu chuyển tiền mặt được thực hiện bởi dấu hiệu tiền tệ, ở đây tiền mặt vận động trong lưu thông, thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Còn trong thanh toán không dùng tiền mặt, tiền chỉ chấp hành một chức năng: Phương tiện thanh toán.

Chu chuyển bằng tiền mặt, chủ yếu phục vụ cho các mối quan hệ kinh tế giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhà nước, các xí nghiệp, tổ chức kinh tế với nhân dân lao động. Chẳng hạn việc trả lương cho công nhân viên, xã viên, người lao động được thực hiện bằng tiền mặt, nhân dân lao động dùng tiền của mình để mua hàng hoá, trả công dịch vụ cho các doanh nghiệp đã cung ứng. Các mối quan hệ
kinh tế giữa các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức kinh tế thì thanh toán không dùng tiền mặt là chủ yếu – chẳng hạn Công ty A trả tiền mua hàng cho xí nghiệp B bằng Séc, Công ty C nộp cho Nhà nước bằng Uỷ nhiệm chi,…

Từ những phân tích trên có thể khái quát như sau: “Thanh toán không dùng tiền mặt là những khoản thanh toán thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người người thụ hưởng hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”[71].

Giữa thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) và thanh toán bằng tiền mặt – tức là giữa hai hình thức chu chuyển tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau – giữa chúng có mối liên hệ với nhau chặt chẽ và thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau. Mối quan hệ này bắt nguồn từ chỗ: Sự chu chuyển của sản phẩm hàng hoá đòi hỏi phải sử dụng tiền tệ trong các chức năng của nó để thực hiện các mối quan hệ kinh tế phát sinh thường xuyên hàng ngày – ðó là một tất yếu. Mặt khác đòi hỏi con người và xã hội phải sử dụng tiền trong các trường hợp thanh toán như thế nào cho hợp lý và tiện lợi – Nghĩa là việc sử dụng tiền mặt hay không sử dụng tiền mặt (chuyển khoản) để thực hiện các khoản thanh toán không phải do ý muốn chủ quan của Nhà nước hay một cơ quan quản lý nào đó, mà do yêu cầu khách quan trong thanh toán đòi hỏi. Chẳng hạn một khoản thanh toán giữa đơn vị A và đơn vị B, trong trường hợp họ đều mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng – thì tốt hơn hết là
dùng cách chuyển khoản – bởi vì nó tiện lợi hơn, tiết kiệm lao động, chi phí ít hơn , an toàn hơn dùng tiền mặt.

Như vậy, chứng tỏ rằng yêu cầu khách quan của các khoản thanh toán trong nền kinh tế mà nên lựa chọn một hình thức chu chuyển tiền tệ hợp lý. Thực tế đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng để đảm bảo cho chu chuyển tiền tệ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Đó là sự chuyển hoá lẫn nhau, tác động qua lại với nhau trong hệ thống chu chuyển tiền tệ.

Nghĩa là trong mỗi trường hợp, không phải bất cứ lúc nào việc thanh toán bằng chuyển khoản (hoặc bằng tiền mặt) đều được sử dụng một cách triệt để. Vấn đề ở chỗ là cần phải vận dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo trên cơ sở phấn đấu để giảm đến mức tối thiểu các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.

Nền kinh tế, lưu thông hàng hoá trao đổi, dịch vụ được mở rộng thì khối lượng chu chuyển tiền tệ cũng tăng lên tương ứng – tức là thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt đều tăng lên. Trong đó thanh toán bằng chuyển khoản tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối (tỷ trọng). Còn thanh toán bằng tiền mặt thì tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối (tỷ trọng giảm).

Đó là xu hướng phát triển các chu chuyển tiền tệ trong một nền kinh tế phát triển – đó cũng chính là sự vận dụng các hình thức chu chuyển tiền tệ một cách hợp lý và đúng đắn nhất.

Cuối cùng là phải khẳng định rằng: thanh toán là một phương pháp sử dụng tiền tệ làm thước đo hợp lý và là công cụ quan trọng để thực hiện công tác quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhưng phải thấy rằng, việc làm đó có phát huy được tác dụng tốt hay không cũng phải trên cơ sở tổ chức tốt lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế. Bởi vì như ta đã thấy, phương tiện thanh toán của tiền tệ ra đời từ phương tiện lưu thông của nó nghĩa là nếu không có tiền (tiền mặt, tiền gửi,…) thì không thể nói đến việc thanh toán nói chung và thanh toán bằng chuyển khoản nói riêng được – phân tích như vậy để thấy rằng nhận thức được mối quan hệ giữa hai hình thức chu chuyển tiền tệ trong việc tổ chức công tác thanh toán có ý nghĩa rất to lớn.

Vậy, “Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng các phương tiện, phương thức thanh toán và các dịch vụ thanh toán khác để thực hiện giao dịch thanh toán” [30].

Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ thanh toán

  1. Pingback: Khái niệm về quản lý hoạt động thanh toán - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Nội dung quản lý hoạt động thanh toán - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?