Khái niệm về cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

Tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ

Mục lục

Khái niệm về cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

Qua nghiên cứu các từ điển hiện có như: Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội – Trung tâm từ điển học Hà nội 1994; Từ điển Quản lý Tài chính – Ngân hàng của Viện tiền tệ tín dụng – ngân hàng 1991; Từ điển Kinh tế thị trường của viện nghiên cứu phổ biến kiến thức – Bách khoa Hà nội 1998 và giáo trình quản lý học Kinh tế quốc dân của trường ðại học Kinh tế quốc dân Hà nội
2001 thì chưa có một khái niệm hoàn chỉnh nào. Tuy nhiên nghiên cứu phân tích nguyên nghĩa từng cụm từ như: Thanh toán đồng nghĩa với trả tiền [71]; Cơ chế là phương thức, phương tiện [71]; Quản lý là điều khiển, sự tổ chức điều hành [71]; Cơ chế quản lý là phương thức điều hành [63, 70-75],… Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm: Cơ chế quản lý hoạt động thanh toán là phương thức điều
hành hoạt động thanh toán theo đường lối, chủ trương của Nhà nước trên cơ sở các đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội bằng các phương thức, hình thức công cụ thích hợp.

Như vậy, cơ chế quản lý hoạt động thanh toán phải tuân thủ mục tiêu hoạt động thanh toán mà Nhà nước đã quyết định cho từng thời kỳ kinh tế nhất định (ngắn hạn, dài hạn,…); vừa mang tính khách quan là tôn trọng thực trạng của nền kinh tế của mỗi quốc gia từng thời kỳ, vừa mang tính chủ quan là chính sách đường lối của Nhà nước

1. Vai trò của cơ chế quản lý hoạt động thanh toán đối với việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương

Cơ chế thanh toán không chỉ là cách thức để các chủ thể tham gia thanh toán thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho nhau, mà trên phạm vi rộng hơn, nó có thể được coi như là một hệ thống “mạch máu” để chuyển tải các luồng vốn từ khu vực này sang khu vực khác. Sự can thiệp từ ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ bằng các công cụ gián tiếp rõ ràng phải thông qua hệ thống “mạch máu” này khi tiến được “bơm” vào lưu thông hoặc “rút” khỏi lưu thông.

Để thực hiện chính sách tiền tệ NHTW đã sử dụng các công cụ như: Hạn mức tín dụng; dự trữ bắt buộc và thanh khoản của các NHTM thông qua nghiệp vụ thị trường mở mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thanh toán ngân hàng, đặc biệt là các thoả thuận thanh quyết toán thực hiện ngay trong ngày phát triển sẽ làm tăng hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ về mặt kỹ thuật điều tiết thanh khoản, vì vậy đã đưa lại:

– Góp phần vào việc ổn định hoá các nhu cầu dự trữ của ngân hàng thương mại.

– Cho phép các nhà quản lý trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể xác định một cách chính xác các thay đổi cung cầu về dự trữ khi có sự thay đổi về hoạt động thu chi của Chính phủ hoặc có sự can thiệp trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường ngoại hối của ngân hàng trung ương.

– Trực tiếp hỗ trợ cho sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tài chính.

Một cơ chế thanh toán với hệ thống thanh toán bù trừ điện tử sẽ được thực hiện thanh quyết toán ngay trong ngày có thể giúp NHTW thực thi chính sách tiền tệ trên toàn quốc một cách cực kỳ hữu hiệu, bởi nó cung cấp một cơ chế chuyển tải nhanh nhậy các luồng vốn, làm cân bằng tỷ lệ lãi suất trên mọi khu vực hoặc thị trường quốc gia ngay trong ngày.

Một cơ chế thanh toán ngân hàng hữu hiệu còn tác động đáng kể lên khả năng quản lý thanh khoản và quỹ dự trữ của các ngân hàng thương mại nếu xét từ khía cạnh nguồn trôi nổi trong thanh toán. Các luồng vốn trôi nổi có giá trị lớn và bất ổn có liên quan đến sự kém hiệu quả của hệ thống thanh quyết toán, đặc biệt đối với các hệ thống thanh toán được tổ chức theo lối phi tập trung hoá với sự tồn tại của các trung tâm bù trừ khu vực. Chừng nào mà thời điểm ghi nợ ngân hàng người trả tiền và ghi có ngân hàng người nhận tiền còn dài và bất ổn, thì khả năng điều hành quỹ dự trữ của các ngân hàng thương mại còn rất khó khăn.

Với sự phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ, các công cụ tài chính chỉ có thể được chuyển giao hữu hiệu thông qua hệ thống thanh toán ngân hàng và theo đó, hoạt động của các thị trường tài chính mới có khả năng phát triển hoàn thiện. Và thông qua hoạt động của thị trường này, NHTW có thể can thiệp một cách linh hoạt lên thị trường tiền tệ bằng các công cụ chính sách gián tiếp với số dư cuối ngày và lãi suất vay qua đêm trên các tài khoản thanh toán của ngân hàng thương mại.

2. Vai trò của Ngân hàng trung ương trong sự phát triển quản lý hoạt động thanh toán của nền kinh tế thị trường

Hoạt động thanh toán là một phần của các hoạt động ngân hàng, do dó các NHTW thường có chức năng giám sát và quản lý nó. Tuy nhiên, việc thực hiện các chức năng nói trên tại các quốc gia khác nhau không giống nhau. Tại các quốc gia công nghiệp, hệ thống thanh toán có thể do khu vực tư nhân tổ chức, vận hành và NHTW chỉ áp đặt các quy định, điều kiện kinh doanh để bảo đảm phòng ngừa rủi ro xuất phát từ hệ thống thanh toán. Song đối với các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi, vai trò của NHTW đối với hoạt động thanh toán qua ngân hàng cần phải được tính toán xác định trên các khía cạnh để đổi mới và phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng là yêu cầu tất yếu đặt ra cho các nước có nền kinh tế chuyển đổi, bởi sự kém thích nghi của cơ chế thanh toán hiện hành đối với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

– Chi phí cho việc đổi mới hệ thống thanh toán là rất cao mà khó có ngân hàng thương mại nào có thể đáp ứng đối với các ngân hàng nhỏ mới hoạt động. Ngoài ra, sự thiếu hụt không chỉ về mặt tài chính mà còn về những người thành thạo và có kinh nghiệm cũng là một trở ngại lớn đối với khu vực tư nhân khi muốn đổi mới hoạt động thanh toán của mình. Vì vậy, NHTW tại các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi, với tiềm lực tài chính duy nhất của mình mới có thể đóng vai trò nổi bật trong việc phát triển hoạt động thanh toán với vai trò là người định hướng chiến lược phát triển hoạt động thanh toán, người thiết kế hệ thống thanh toán, người sở hữu và tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

– Ngân hàng trung ương cần tạo các cơ sở pháp lý cần thiết cho sự phát triển cơ chế thanh toán, trong đó bao gồm các quy định về cách thức xác nhận một giao dịch thanh toán (chẳng hạn như vấn đề về chữ ký điện tử), tính pháp lý của các thoả thuận thanh quyết toán ròng,…

– Trong nền kinh tế thị trường phát triển, các Ngân hàng từng bước mở rộng dịch vụ thanh toán với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, các mối quan hệ thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán.

Tuy nhiên, trong tiến trình đổi mới và phát triển hoạt động thanh toán, các bước đi cần được tiến hành dần dần chứ không phải nhảy vọt đến kỹ thuật mới nhất. Bước đi này xem ra phù hợp với đa số các quốc gia chuyển đổi, bởi sự thay đổi nhanh chóng về cơ chế thanh toán là không khả thi xét từ góc độ khả năng tài chính, cơ cấu hệ thống và nguồn nhân lực do những thiếu thốn về kinh nghiệm của người sử dụng lẫn người cung cấp dịch vụ thanh toán.

Khái niệm về cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?