Khái niệm quản lý là gì

kế toán cho vay

Mục lục

Khái niệm quản lý là gì

Frederick W.Taylor (1856 – 1915) là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái quản lý theo khoa học. Để trả lời câu hỏi quản lý là gì ông cho rằng: Quản ly là biết được chính xác điêu bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đa hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Ông đã đưa ra các tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa học là: Tiêu chuẩn hóa công việc, chuyên môn hóa lao động, cải tạo các hệ quản lý [38].

Henry Fayol (1841-1925) là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, định nghĩa: “Quản lý hành chinh là dự đoán và lập kế hoạch, tô chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lý phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến gồm các chức năng: Dự đoán – Lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra [38].

Để trả lời câu hỏi quản lý là gì thì tác giả Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tô chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Quản lý là sự tác động có tô chức, có hướng đich của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [16].

Còn theo tác giả Đặng Bá Lãm, “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [57].

Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế, từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể nêu ra một số cách tiếp cận như sau để trả lời câu hỏi quản lý là gì :

a) Tiếp cận quản lý theo kiểu kinh nghiệm

Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm, mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể. Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự.

b) Tiếp cận quản lý theo hành vi quan hệ cá nhân

Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người, và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người.

c) Tiếp cận theo lý thuyết quyết định

Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.

d) Tiếp cận toán học

Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình toán học. Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình lôgic thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các mô hình toán học. Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm chung về Quản lý[/message]

e) Tiếp cận theo các vai trò quản lý

Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thực tế nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì,…

Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:

– Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác;

– Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định;

– Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự trong cùng một tổ chức;

– Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức;

– Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó…

Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).

Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” [17, 12].

Với khái niệm trên, quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:

– Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể có quan hệ gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.

– Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động quản lý.

– Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế đòi hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

– Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan quản lý còn đối tượng quản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vô sinh hoặc sinh vật. Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất.

Quản lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào?” Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?”

Ngoài ra các bạn có thể xem bài viết để trả lời câu hỏi quản lý là gì tại đây

Khái niệm quản lý là gì

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

23 thoughts on “Khái niệm quản lý là gì

  1. Pingback: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ | Tư vấn luận văn, phân tích định lượng SPSS, Dịch thuật

  2. Pingback: Thực trạng hệ thống phân phối thuốc của Việt Nam – Smart Biz

  3. Pingback: Khái niệm quản lý - Download Luận Văn

  4. Pingback: Khái niệm chung về quản lý - Luận Án Tiến Sĩ

  5. Pingback: Quản lý có hiệu quả? | dvvietthueluanvan

  6. Pingback: Cách quản lý quán cafe hiệu quả - iKinh Nghiệm

  7. Pingback: 5 kinh nghiệm quản lý có hiệu quả - iKinh Nghiệm

  8. Pingback: Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước | vietluanantiensi

  9. Pingback: Khái niệm về quản lý - Luận Án Tiến Sĩ

  10. Pingback: Quản lý và lãnh đạo - Luận Án Tiến Sĩ

  11. Pingback: Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán - Hướng dẫn đầu tư - Phân tích cổ phiếu

  12. Pingback: Quản lý là gì? Khái niệm về quản lý kinh tế - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  13. Phan Le Hoang says:

    Hàng ngày nhà quản lý phải ra nhiều quyết định liên quan tới mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp. Thực chất, quản lý là quá trình ra quyết định. Việc ra một quyết định quản lý có liên quan chặt chẽ đến việc giải quyết vấn đề và đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý.

    • Mr.Luân says:

      Để trở nên người quản lý hiệu quả, cần xác định được công việc một người quản lý phải làm để đạt được các mục tiêu của tổ chức (làm đúng việc), cùng với và thông qua các cá nhân (làm đúng cách).

    • Mr.Luân says:

      Chào bạn, lãnh đạo và quản lý thuộc 2 tầng hoạt động khác nhau song chúng lại có quan hệ mật thiết khó tách rời.

      Thông thường hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước… Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định.

  14. Pingback: Khái niệm chung về Quản lý - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  15. Pingback: Quản lý là gì ? - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  16. Pingback: Khái niệm quản lý giáo dục là gì - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  17. Pingback: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN THẮNG LỢI GROUP - Chuyên viết luận văn thạc sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?