Yêu cầu quản lý ngân sách bảo đảm cho giáo dục đào tạo ở các trường quân đội

Khái niệm chính sách tiền tệ

Yêu cầu quản lý ngân sách bảo đảm cho giáo dục đào tạo ở các trường quân đội

Thứ nhất, Quản lý NSNN phải đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ

Mục tiêu của chi NSNN cho quân đội là đáp ứng tốt nhất yêu cầu tài chính cho việc xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. NSBĐ ngành nhà trường có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công tác GDĐT trong quân đội. Nó có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động tài chính quân đội. Do vậy bảo đảm NSNN ngành nhà trường đúng, đủ, kịp thời cho các nhu cầu của ngành hoàn thành nhiệm vụ là một yêu cầu cơ bản hàng đầu, là trách nhiệm lớn của cơ quan tài chính trong quản lý và điều hành NSNN. Nó biểu hiện năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của cơ quan tài chính các cấp.

Yêu cầu này thể hiện: Chỉ tiêu bảo đảm tài chính phải tương ứng với nhu cầu thực tế cho thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tài chính phải đáp ứng đúng thời điểm phát sinh nhu cầu, việc quản lý NSNN phải hướng vào mục đích chủ yếu là đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của ngành ở các đơn vị. Quản lý NSBĐ đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu nhiệm vụ ngành phải gắn liền với yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ hai, Quản lý NSNN ngành nhà trường phải thực hiện toàn diện quy trình quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Quản lý toàn diện là yêu cầu cơ bản trong quản lý tài chính đối với các khoản kinh phí thuộc NSQP, đặc biệt đối với NSBĐ, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, vật tư tài sản trong mỗi cơ quan, đơn vị. Biểu hiện tập trung nhất của quản lý toàn diện là NSNN phần tiền và NSNN phần hiện vật, phải được quản lý chặt chẽ xuyên suốt tất cả các khâu: lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN, kế toán và quyết toán NSNN, kiểm tra, kiểm toán NSNN. Kết hợp chặt chẽ quản lý chi tiêu phần tiền với quản lý chi tiêu phần hiện vật và được tiến hành ở cả ngành nghiệp vụ cũng như ở các cơ quan đơn vị. Từ cơ quan tài chính, ngành nghiệp vụ đến các bộ phận, cá nhân trực tiếp chi tiêu sử dụng kinh phí thuộc NSNN.

Quản lý toàn diện bao giờ cũng phải gắn với yêu cầu chặt chẽ. Biểu hiện tập trung nhất của quản lý chặt chẽ đó là: chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức và các nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước và quân đội.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường[/message]

Hoạt động thu, chi NSNN diễn ra thường xuyên, liên tục gắn liền với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Quản lý NSNN nói chung, NSBĐ ngành nhà trường nói riêng phải được thực hiện liên tục trong năm NSNN.

Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý đòi hỏi ngành nhà trường trong quân đội phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc thủ tục về lập dự toán NSNN, cấp phát chi tiêu sử dụng kinh phí, thanh toán, quyết toán NSNN. Quá trình chi tiêu sử dụng kinh phí là dưới hình thức bằng tiền hay bằng hiện vật đều phải tuân thủ chặt chẽ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, của quân đội. Nếu quản lý NSNN không dựa vào nguyên tắc, chính sách, chế độ thì việc chấp hành NSNN sẽ thiếu cơ sở pháp lý, dễ dẫn đến việc chi tiêu tùy tiện, nảy sinh tiêu cực, gây lãng phí lớn về tiền, vật tư, tài sản của nhà nước và quân đội.

Thứ ba, quản lý NSNN trên cơ sở dự toán được phê duyệt, đúng nội dung, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

Dự toán NSNN là công cụ quan trọng, có hiệu lực trong quản lý điều hành NSNN. Lập dự toán NSNN là một chế độ cơ bản, thường xuyên của tài chính quân đội, nhằm bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của đơn vị. Thông qua việc lập dự toán NSNN xác định được khả năng đảm bảo tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị. Dự toán NSNN đồng thời là phương hướng chi tiêu của các ngành, các đơn vị, tạo điều kiện cho đơn vị chi tiêu sử dụng kinh phí đúng chế độ tiêu chuẩn, đúng mục đích và đối tượng sử dụng.

Dự toán ngân sách nhà trường được BQP phê duyệt là căn cứ pháp lý đảm bảo cho quá trình cấp phát, chi tiêu NSNN đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng nội dung và thanh quyết toán chính xác. Đồng thời, nó cũng là căn cứ để thực hiện kiểm tra, giám đốc tài chính trước khi chi tiêu đối với các Học viện, Nhà trường trong quân đội.

Trong quá trình thực hiện dự toán NSNN phải sử dụng đúng nội dung chi trong dự toán đã được duyệt. Nội dung chi NSBĐ ngành nhà trường được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế để đáp ứng nhiệm vụ của từng đơn vị. Nhiệm vụ của quản lý NSBĐ ngành nhà trường là tổ chức chi tiêu, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ tư, Thực hiện phân cấp triệt để NSNN

Phân cấp NSNN cho các cấp quản lý là một nội dung quan trọng trong chấp hành NSNN. Điều 3 Luật NSNN 2002 qui định “NSNN được quản lý thống nhất tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, quân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm”.

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình đơn vị cấp trên giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho đơn vị cấp dưới trong hoạt động quản lý NSNN, phân cấp trong điều hành quản lý NSNN được xem như một phương thức để tăng tính dân chủ, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, hiệu quả và trách nhiệm của từng cấp trong việc sử dụng kinh phí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy nội lực, tăng cường kiểm tra giám sát đối với các hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn vị.

Trên cơ sở số thông báo dự toán NSNN hàng năm đã được cấp có thẩm quyền thông báo, ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân thực hiện phân bổ và giao dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN trong toàn quân thực hiện theo hệ thống tổ chức của quân đội.

NSBĐ ngành nhà trường được BQP, BTTM thông báo cho Cục Nhà trường, Cục Nhà trường phân cấp NSNN cho các Tổng Cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân Binh chủng, bộ đội địa phương, Học viện, Nhà trường toàn quân. Quá trình chi tiêu sử dụng cũng diễn ra ở từng cấp theo số NSNN được thông báo tương ứng với từng nhiệm vụ.

Yêu cầu quản lý ngân sách bảo đảm cho giáo dục đào tạo ở các trường quân đội

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Yêu cầu quản lý ngân sách bảo đảm cho giáo dục đào tạo ở các trường quân đội

  1. Pingback: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm trong các trường quân đội ở Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?