Xây dựng định mức chi ngân sách bảo đảm

Gợi ý một số đề tài nghiên cứu khoa học

Mục lục

Xây dựng định mức chi ngân sách bảo đảm

Để tổ chức quản lý tốt ngân sách nhà nước trước hết cần xây dựng và ban hành định mức cho từng mục chi hay mỗi đối tượng cụ thể. Trên cơ sở định mức chi, cơ quan tài chính lập các phương án phân bổ ngân sách nhà nước, kiểm tra giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước. Đồng thời, dựa vào định mức chi các ngành, các cấp các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tại ngành, đơn vị mình theo đúng chế độ.

Định mức chi được sử dụng trong quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường thông thường được thể hiện ở các dạng sau:

Định mức sử dụng

Định mức sử dụng là loại định mức chi tiết theo từng mục chi của mục lục ngân sách nhà nước trong quân đội.

Trong quản lý ngân sách bảo đảm ngành, dựa trên cơ cấu chi của ngân sách nhà nước cho mỗi đơn vị được hình thành từ các mục chi nào người ta sẽ tiến hành xây dựng định mức chi cho từng mục đó. Tính chất hoạt động, qui mô, phạm vi hoạt động của các đơn vị ở các cấp khác nhau sẽ có số lượng các định mức chi khác nhau.

Việc xây dựng loại định mức chi này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà trường với cơ quan tài chính.

Định mức sử dụng sẽ là một trong những căn cứ rất quan trọng để các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quản lý điều hành kinh phí trong phạm vi của đơn vị mình, đồng thời, nó cũng là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện các phần việc liên quan đến xét duyệt, thẩm định hay kiểm tra chấp thuận tính hợp pháp, hợp lệ của số kinh phí mà đơn vị dự toán đã sử dụng. Bởi vậy các định mức sử dụng này phải được thể chế hoá một cách rõ ràng, cụ thể và xác lập thời gian có hiệu lực chung; phải đạt được tính ổn định tương đối theo thời gian.

Phương pháp xây dựng định mức sử dụng trong quản lý ngân sách bảo đảm ngành là áp dụng cách phân tích kỹ thuật, tức là xác định hạn ngạch chi trên cơ sở tiến hành phân tích kỹ thuật cặn kẽ, tỉ mỉ đối với nội dung và cơ cấu của định mức; cách phân tích  thống kê, tức là căn cứ vào tài liệu thống kê của định mức trước đó, tìm ra xu hướng biến đổi của định mức, xem xét phương hướng tác động và trình độ của các nhân tố kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến định mức của thời kỳ nhất định trong tương lai qua đó nghiên cứu, phân tích và xác định định mức… Trong quá trình xây dựng định mức, cần tham khảo định mức chi của các trường cùng ngành nghề đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Định mức phân bổ 

Định mức phân bổ là loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi ngân sách nhà nước.

Trong quản lý ngân sách nhà nước, ngân sách quốc phòng nói chung, ngân sách bảo đảm ngành nhà trường nói riêng, định mức phân bổ thường được dùng nhiều nhất trong quá trình lập dự toán NSNN, nhằm xây dựng được dự toán NSNN sơ bộ để giao số kiểm tra (số thông báo) và hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán kinh phí. Định mức phân bổ còn được dùng để ấn định chính thức mức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khi xây dựng dự toán NSNN kỳ kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình chấp hành và quyết toán kinh phí ở mỗi đơn vị thụ hưởng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường[/message]

Phương pháp xây dựng định mức phân bổ cho các loại hình đơn vị được tiến hành như sau:

+ Đối tượng để tính định mức cụ thể là các chi NSBĐ cho các hoạt động dạy và học của các nhà trường. Vì vậy, cần phải xác định rõ loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo, cấp đào tạo…Mỗi loại hình đào tạo khác nhau thì đối tượng tính định mức sẽ khác nhau. Ngay trong một loại hình đào tạo cũng sẽ có các loại định mức chi cho các đối tượng đào tạo khác nhau tuỳ theo những yêu cầu cụ thể.

+ Đánh giá, phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xem xét tính phù hợp của định mức hiện hành.

Yêu cầu rất quan trọng đối với loại định mức phân bổ là phải đảm bảo được sự công bằng giữa các loại hình hoạt động, giữa các nhà trường. Trong khi đó, các loại  hình hoạt động ở các đơn vị thuộc phạm vi ngân sách bảo đảm ngành ngày càng phát triển, nên làm nảy sinh các nhu cầu mới. Đặc biệt, trong điều kiện còn xẩy ra hiện tượng mất giá của tiền tệ, thì xu hướng làm cho định mức chi càng dễ bị lạc hậu so với thực tiễn.

+ Xác định khả năng nguồn tài chính có thể huy động để  đáp ứng nhu cầu chi.

Sự mâu thuẫn giữa khả năng và nhu cầu về nguồn tài chính luôn là hiện tượng phổ biến, do vậy, mặc dù tính thực tiễn của các định mức phân bổ chưa cao, nhưng trong quá trình kiểm tra đánh giá hay xây dựng lại định mức phân bổ vẫn luôn phải dựa vào khả năng nguồn tài chính dự kiến có thể huy động giành cho nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ ngành. Trên cơ sở đó mà có thể điều chỉnh định mức phân bổ tương ứng với nguồn đảm bảo .

+ Thiết lập cân đối tổng quát và quyết định định mức phân bổ theo mỗi đối tượng tính định mức .

Trong hoạt động thực tiễn quản lý ngân sách nhà nước, cả hai loại định mức chi; định mức sử dụng và định mức phân bổ đều được sử dụng cho công tác quản lý NSNN. Tuy nhiên, muốn cho định mức trở thành chuẩn mực để phân bổ kinh phí hay kiểm tra giám sát tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí, thì các định mức chi được xây dựng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

 (i) Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi đảm bảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị.

(ii) Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao. Tức là nó phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có như vậy thì định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý ngân sách nhà nước.

Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi và đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động.

Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao, tức là định mức phải trở thành cơ sở pháp lý trong phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước.

Xây dựng định mức chi ngân sách bảo đảm

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?