Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường

Phát triển sản phẩm bancassurance

Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường

Thứ nhất, Chi ngân sách đảm bảo ở Cục Nhà trường là chi cho lĩnh vực GDĐT

Mục tiêu của GDĐT trong quân đội là phải đào tạo con người một cách toàn diện, đảm bảo đủ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh, đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Những năm qua, hệ thống nhà trường quân đội đã từng bước được đầu tư, nâng cấp tương đối hoàn chỉnh. Các bậc học từ bổ túc văn hoá, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học đã được Nhà nước từng bước công nhận. Điều kiện đảm bảo vật chất nhà trường, chất lượng và số lượng đào tạo được đầu tư, quan tâm và từng bước hoàn thiện. Việc xây dựng các nhà trường chính quy, vững mạnh toàn diện ngày càng được coi trọng. Các nhà trường quân đội ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đóng góp vào xây dựng quân đội và xây dựng đất nước.

Trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay, Đảng, Nhà nước chủ trương tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; nâng cao sức mạnh chiến đấu để đánh thắng mọi cuộc chiến tranh kiểu mới của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được mục tiêu trên, quân đội phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ GDĐT toàn diện nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội đòi hỏi phải chi một lượng NSBĐ cho đào tạo toàn diện.

Quan điểm chi ngân sách nhà nước phục vụ GDĐT toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho GDĐT bằng ngân sách nhà nước theo hướng năm sau cao hơn năm trước; đầu tư vào các trường trọng tâm, nội dung trọng điểm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nâng cấp nhà trường; coi trọng đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, khuyến khích các nhà giáo quân đội bằng chế độ đãi ngộ thích hợp, bằng thu hút nghiên cứu các đề tài khoa học.

Thứ hai, ngân sách bảo đảm ngành nhà trường lớn, nội dung chi phức tạp

Trước yêu cầu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ khả năng đối phó với các loại hình chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh công nghệ cao, việc chi mua sắm trang thiết bị; vũ khí, khí tài, vật tư ngày càng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi NSQP. Theo đó, việc đầu tư trang thiết bị huấn luyện cho hệ thống nhà trường quân đội cũng phải được tăng cường. Với phương châm nhà trường gắn với chiến trường, nhà trường gắn với đơn vị, ở đơn vị có các loại phương tiện, khí tài gì về cơ bản ở các nhà trường cũng phải được trang bị các loại học cụ như vậy. Đầu tư thiết bị giáo dục cho các nhà trường quân đội là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Những năm gần đây, việc đổi mới và tăng cường phương tiện dạy học ở các nhà trường đã được Bộ Quốc phòng quan tâm. Vì vậy, hàng năm Bộ Quốc phòng đã đầu tư một lượng kinh phí rất lớn nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất của các nhà trường. Vì vậy khối lượng ngân sách bảo đảm của Cục Nhà trường hàng năm đều tăng lên, chủng loại bảo đảm ngày càng đa dạng và phức tạp từ đó kéo theo công tác quản lý ngân sách bảo đảm cũng đa dạng và phức tạp hơn, cụ thể:

– Nội dung chi đa dạng phong phú: Do đặc điểm của nhà trường quân đội là do ngân sách quôc phòng bảo đảm toàn bộ. Các nội dung chi thuộc ngân sách quôc phòng nói chung và ngân sách bảo đảm nói riêng đều được ngân sách quôc phòng bảo đảm. Ngoài phần các nhà trường tự chi còn một phần rất lớn do Cục Nhà trường đảm bảo trực tiếp. Trong khi đó hệ thống nhà trường quân đội bao gồm từ đào tạo dạy nghề đến đại học, nghiên cứu sinh, bao gồm các nhà trường đào tạo cho các quân binh chủng, mỗi nhà trường, mỗi ngành học, mỗi cấp học được trang bị các mô hình học cụ, học liệu khác nhau. Vì vậy, nội dung chi ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường là rất phong phú, đa dạng đặc biệt là nội dung chi huấn luyện trường và trang bị trường.

– Nội dung chi mang tính đặc thù chi huấn luyện quân sự: Đối tượng đào tạo ở nhà trường quân đội là các học viên quân đội, ra trường là các sỹ quan quân đội. Trong nhà trường họ phải làm quen với mô hình học cụ liên quan đến quân đội như vũ khí, khí tài quân sự, các phương tiện kỹ thuật quân sự…. Các loại vật tư, hàng hoá này nhiều loại chỉ riêng có trong quân đội, nhiều loại phải nhập từ nước ngoài với giá trị lớn. Đặc điểm này liên quan đến việc mua sắm, cấp phát cho các nhà trường, từ chủng loại, chất lượng, giá cả… Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công tác tài chính là phải quản lý chặt chẽ cả phần tiền và hiện vật, quản lý giá cả, quản lý quá trình sử dụng…

– Nhiều nội dung chi ngân sách bảo đảm diễn ra đan xen nhau trong cùng một hoạt động, cùng một địa điểm. Chẳng hạn: cùng đầu tư nâng cấp một phòng học chuyên dùng có cả kinh phí bảo quản trường, kinh phí trang bị trường. Nếu không quản lý theo dõi chặt chẽ rất dễ xảy ra tình trạng lấy từ nội dung này chi sang nội dung khác…

Vì vậy, trong quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường cần nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, nghiên cứu sâu về thị trường, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về mua sắm hàng hóa.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội[/message]

Thứ ba, Công tác bảo đảm và quản lý NSBĐ phù hợp với phương thức bảo đảm, quản lý ngân sách bảo đảm của các ngành trong quân đội

Công tác bảo đảm trong quân đội được tổ chức theo từng ngành. Theo chức năng nhiệm vụ, mỗi ngành chịu trách nhiệm bảo đảm một số mặt hoạt động. Các mặt bảo đảm trong quân đội bao gồm:

– Công tác tham mưu có các ngành: Quân huấn, Tác chiến, Quân lực, Cơ yếu, Nhà trường, Dân quân tự vệ…

– Công tác chính trị có các ngành: Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Bảo vệ, Chính sách, Dân vận…

– Công tác hậu cần có các ngành: Doanh trại, Quân nhu, Vận tải, Xăng dầu, Quân y…

– Công tác Kỹ thuật có các ngành: Vũ khí, Ô tô xe máy, Pháo binh, Thông tin, Hoá học, Tăng thiết giáp…

– Các mặt hoạt động khác có: Phòng không – Không quân, Hải quân, Tình báo, Biên phòng, Cảnh sát biển…

Phương thức bảo đảm và quản lý ngân sách bảo đảm của các ngành cho các đơn vị trong toàn quân là theo cơ chế phân cấp quản lý NSNN, phân cấp trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới để có thể tận dụng các điều kiện thuận lợi tại chỗ, giảm cấp trung gian, giảm chi phí vận chuyển.

 Căn cứ vào nhiệm vụ của các ngành: hàng năm sau khi được Chính phủ giao dự toán NSNN, Bộ Quốc phòng phân bổ, giao dự toán NSNN cho các ngành các đơn vị trực thuộc Bộ; các ngành các đơn vị tiến hành phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị đầu mối trực thuộc. Cứ như vậy quy trình phân cấp dự toán NSNN được lặp lại cho đến cấp trung đoàn hoặc tương đương trung  đoàn.

Ngoài phần bảo đảm phân cấp bằng tiền, kinh phí thuộc ngân sách bảo đảm của các ngành còn được phân cấp bằng hiện vật thông qua việc sử dụng séc định mức nội bộ để mua vật tư, hàng hoá, trang thiết bị từ cấp trên.

Nhà trường là một ngành nghiệp vụ, ngân sách bảo đảm ngành nhà trường có liên quan đến cân đối NSQP, tác động trực tiếp đến công tác giáo dục và đào tạo trong toàn quân. Do vậy phương thức bảo đảm và quản lý NSBĐ ngành nhà trường phải phù hợp với phương thức bảo đảm chung của các ngành nghiệp vụ trong toàn quân; kết hợp giữa phân cấp bảo đảm, quản lý theo ngành và theo đơn vị sử dụng từng cấp. Kinh phí bảo đảm ngành nhà trường có nội dung do đơn vị tự chi tiêu mua sắm, có loại do ngành nghiệp vụ nhà trường cấp trên tổ chức mua sắm hiện vật rồi cấp phát theo phương thức cung ứng cho đơn vị. Việc tổ chức quản lý NSBĐ phải phù hợp với tổ chức của ngành từ cấp toàn quân đến cấp cơ sở; trong mỗi cấp việc bảo đảm và quản lý kinh phí nhà trường phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, biên chế nhiệm vụ cụ thể.

Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Đặc điểm quản lý ngân sách bảo đảm ở Cục Nhà trường

  1. Pingback: Yêu cầu quản lý ngân sách bảo đảm cho giáo dục đào tạo ở các trường quân đội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Xây dựng định mức chi ngân sách bảo đảm - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?