Phát triển công nghệ hệ thống ngân hàng thương mại

Thương mại điện tử

Phát triển công nghệ hệ thống ngân hàng thương mại

Để xây dựng và phát triển công nghệ thông tin cho ngân hàng thương mại hiện đại, trước hết cần xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm xác định bước đi phù hợp, lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý và có các kế hoạch chi tiết cho từng thời kỳ. Điểm mấu chốt là chiến lược công nghệ thông tin trong mỗi ngân hàng thương mại phải phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng thương mại cả về chiến lược tổng thể cũng như các chiến lược bộ phận và lộ trình thực hiện. Nhằm tối ưu hóa hiệu quả các chiến lược đem lại cho ngân hàng thương mại, phát triển công nghệ phải là bước làm đầu tiên, tạo cơ sở nền tảng cho phát triển hoạt động kinh doanh.

Chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng tổng thể hướng tới hệ thống giao dịch ngân hàng, hạ tầng mạng và viễn thông, an toàn và bảo mật dữ liệu, và nâng cấp, củng cố hệ thống thông tin báo cáo.
Hiện đại hoá hệ thống giao dịch ngân hàng. Tích cực xúc tiến thương mại điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam[/message]

Tiếp tục nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Hệ thống công nghệ thông tin phải phù hợp với các yêu cầu hạch toán kế toán. Hoàn thiện và phát triển các mô thức quản lý nghiệp vụ ngân hàng cơ bản; các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hoá và được tích hợp trong hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh và tập trung;
Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn tài sản và hoạt động của ngân hàng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng tập trung, thống nhất trên toàn hệ thống, trong đó khẩn trương xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả các Trung tâm Dữ liệu dự phòng hay Trung tâm Phục hồi thảm hoạ của ngân hàng. Nghiên cứu và xây dựng chiến lược về đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngành ngân hàng;

Cải tạo và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin. Xây dựng và triển khai các đề án, dự án liên kết, phát triển hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Phát triển các công ty dịch vụ thẻ ngân hàng và các mô hình tổ chức thanh toán thích hợp;

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ ngành NH để xây dựng được hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung và thống nhất. Triển khai mạng thông tin nội bộ rộng khắp toàn hệ thống trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mạng.

Để đạt được mục tiêu và định hướng trên, kế hoạch triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngân hàng giai đoạn 2006-2010 đã đề ra giải pháp gồm 6 nội dung cơ bản cần triển khai thực hiện:

Một là, tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, thống nhất việc xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình, các đề án, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Hai là, tiếp tục triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin đối với tất cả các nghiệp vụ NH trong toàn ngành theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá. Cụ thể: Tiếp tục xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hiện đại hoá các hệ thống kế toán, thanh toán NH; tiếp tục triển khai các đề án, dự án phát triển, mở rộng dịch vụ NH, thanh toán không dùng tiền mặt; Nâng caovai trò quản lý nhà nước trong hoạt động công nghệ thông tin NH; ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động NH; Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu NH; Nâng cấp hệ thống mạng – viễn thông.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý trong các nghiệp vụ NH, đặc biệt là hệ thống các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến việc đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với Luật giao dịch điện tử, Nghị định Giao dịch điện tử trong hoạt động NH, phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin và cơ cấu lại ngân hàng thương mại, tạo hành lang phát lý hoàn chỉnh, làm nền tảng để ứng dụng nhanh công nghệ thông tin trong hgoạt động ngân hàng.

Bốn là, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm công nghệ thông tin NH đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật, đủ khả năng, trình độ thiết kế và sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo chất lượng, an toàn. Thường xuyên phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật công nghệ mới, từng bước chuẩn hoá về trình độ công nghệ thông tin đối với cán bộ NH. Duy trì và phát triển nhanh nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT ngành NH. Nguồn nhân lực CNTT ngân hàng ngoài những cán bộ kỹ sư chuyên trách – là hạt nhân chính trong việc quản lý hệ thống và phát triển ứng dụng cần được đào tạo chuyên sâu, còn phải chú ý, chăm lo cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý – là lực lượng đông đảo khai thác ứng dụng CNTT vào tác nghiệp hàng ngày cần được trang bị đầy đủ kiến thức tin học cơ bản và nâng cao để khai thác có hiệu quả các chương trình ứng dụng.

Năm là, tích cực tuyên truyền, quảng bá trong toàn xã hội hiểu biết và sử dụng các dịch vụ NH mới. Đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ NH về vai trò ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, hiện đại hoá ngân hàng.

Sáu là, ưu tiên đầu tư vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là đối với các NH nhỏ, đang còn lạc hậu về công nghệ. Ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao, trước hết phải đặt vấn đề cải tiến, chỉnh sửa các qui trình nghiệp vụ trước khi xây dựng kế hoạch mua sắm trạng bị kỹ thuật. Không thể ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao trên nền tảng các qui trình kỹ thuật thủ công hoặc được chỉnh sửa nửa vời. Với các ngân hàng nhỏ, cần chủ động tìm nguồn vốn phát triển công nghệ cho chính mình, hoặc liên kết, hợp tác với các NH có trình độ công nghệ cao hơn; Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

So với nhiều ngành khác, việc phát triển công nghệ trong khu vực ngân hàng đã được chú trọng và có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên so với yêu cầu quản lý hoạt động hệ thống NH hiện đại theo tiêu chuẩn khu vực thì các ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải đầu tư rất lớn cho lĩnh vực này. NHNN cần có chiến lược chung và biện pháp cả gói cho cả hệ thống và từng ngân hàng thương mại tránh chồng chéo, tốn kém, không hiệu quả.

Trước mắt thúc đẩy hơn nữa việc triển khai giai đoạn II dự án hiện đại hoá NH và hệ thống thanh toán do NH Thế giới tài trợ nhằm tạo ra nền tảng công nghệ tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là các tiểu dự án về hệ thống thanh toán điện tử liên NH tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lý (MIS) phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH quản lý KH, quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ – có và công tác kế toán.

Để triển khai chương trình phát triển công nghệ, các ngân hàng thương mại cần rà soát lại các quy định, quy chế, tiêu chí thống kê – kế toán bất hợp lý đang cản trở việc ứng dụng công nghệ hiện đại trình NHNN xem xét, sửa đổi trong thời gian tới.

Nâng cấp công nghệ nhằm hiện đại hóa, đa dạng hóa nghiệp vụ và dịch vụ là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm duy trì quan hệ với các KH truyền thống và mở rộng KH trên các thị trường tiềm năng. Một NH kinh doanh đa năng – thực hiện kinh doanh đa dạng nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng cho các KH trong nền kinh tế – sẽ có nhiều lợi thế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đa dạng hóa nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng thông qua việc áp dụng các tiến bộ của công nghệ hiện đại, sẽ thu hút nhiều KH, tăng được nguồn vốn thông qua các khoản thu dịch vụ giúp cho ngân hàng có khả năng phân tán, hạn chế các rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường bên ngoài. Do đó, các NHTM cần tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và phải không ngùng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng truyền thông đã có; xây dựng chiến lược tăng trưởng hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở hiện đại hoá, đa dạng hóa nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng; các ngân hàng thương mại được tự chủ trong việc quyết định đầu tư cho việc phát triển công nghệ về mặt tài chính, sản phẩm đầu tư; trong đó xác định bước đi thích hợp cho từng giai đoạn mở cửa hội nhập với khu vực, với quốc tế và phù hợp với định hướng chung của ngân hàng thương mại về chiến lược hiện đại hóa ngân hàng; xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và lành mạnh, nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh ngân hàng; khuyến khích các ngân hàng thương mại ứng dụng các công nghệ hiện đại về ngân hàng của một số nước tiên tiến trên thế giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế và khu vực. Việc nâng cấp công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có nguồn tài chính đầu tư lớn, do đó các ngân hàng thương mại với quy mô nhỏ khó có thể triển khai thực hiện nếu không có vai trò của chính phủ và NHNN đứng ra làm trung gian trong việc huy động nguồn tài chính trong nước và từ các tổ chức quốc tế cho việc đầu tư nâng cấp.

Tuy nhiên, không nhất thiết phải có một công nghệ ngân hàng quá đắt đỏ hoặc quá chuyên biệt. Có một điểm quan trọng mà khi đầu tư công nghệ các ngân hàng Việt Nam hay bỏ quên là cơ sở hạ tầng để vận hành công nghệ trong kinh doanh, trong khi đó lại quá chú trọng vào bộ máy điều hành. Các ngân hàng nên củng cố 5 điểm trung chuyển của dữ liệu tài chính ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và tận dụng “xương sống” của viễn thông từ Lạng Sơn đến Cà Mau để phát triển công nghệ.

Phải coi hiện đại hóa công nghệ NH là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các NH nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút KH trong nước. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều KH, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động được nhiều tiền gửi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Giải pháp hiện đại hóa hoạt động NHTM VN” icon=”screen”]
  1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế cho hoạt động ngân hàng
  2. Phát triển hệ thống tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam
  3. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng thương mại
  4. Tạo lập môi trường văn hoá kinh doanh hiện đại trong ngân hàng
  5. Giải pháp phát triển chiến lược kinh doanh ngân hàng
  6. Thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp cho ngân hàng
  7. Phát triển nguồn nhân lực hệ thống ngân hàng
  8. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính hệ thống ngân hàng
  9. Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại
  10. Phát triển công nghệ hệ thống ngân hàng thương mại
[/feat_text]

Phát triển công nghệ hệ thống ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Phát triển công nghệ hệ thống ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?