Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam

kế toán cho vay

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam

Luận Văn A-Z : Nghiên cứu trình bày Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam, do sản xuất hàng hoá chưa phát triển, ngân hàng ra đời muộn và hoạt động non yếu thể hiện ở chỗ ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém về tổ chức hoạt động và nghiệp vụ. Trước Thế Chiến I, chưa hề có NH Việt Nam; chỉ có 3 ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, đó là Hương Cảng ngân hàng (1865), Đông Dương ngân hàng (1875), và chi nhánh Chartered Bank (1904). Vài năm sau Thế Chiến I, một số ngân hàng nước ngoài khác được thành lập như Đông Á ngân hàng (1921), NHTM Pháp (1922). Trong thời kỳ này, mầm mống tư sản tài chính Việt Nam bắt đầu nhen nhóm. Năm 1927 một số thân hào nhân sĩ cấp tiến có tinh thần độc lập dân tộc kêu gọi các nhà tư sản khắp nơi góp vốn thành lập NH Việt Nam, là NH thuần túy của người Việt Nam, phục vụ người Việt Nam và do người Việt Nam quản trị.

Sau chiến Thế Chiến II, có thêm 3 ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, đó là Trung Quốc ngân hàng (1946), Giao Thông ngân hàng, Quốc Gia Thương Mãi và Kỹ Nghệ ngân hàng (1947). Theo sau đà bành trướng của NH nước ngoài, hàng loạt NH Việt Nam khác ra đời vừa để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, vừa chứng tỏ sự lớn mạnh của NH và giới tư bản tài chính Việt Nam.

Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miền có chế độ kinh tế chính trị khác nhau, do đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng khác nhau giữa 2 miền.

Ở Miền Bắc, ngày 05/06/1951 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập ngân hàng Quốc Gia Việt Nam và sắc lệnh số 17/SL quy định mọi công việc của Nha Ngân Khố Quốc Gia và Nha Tín Dụng Sản Xuất giao cho ngân hàng Quốc Gia phụ trách. NH Quốc Gia Việt Nam sau đó đổi tên thành NHNN Việt Nam và được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo địa giới hành chính do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý. Hệ thống NH này tồn tại cho đến ngày Miền Nam được giải phóng. Sau khi thống nhất đất nước hệ thống NH này thay thế luôn hệ thống ngân hàng ở Miền Nam cho đến năm 1987.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam[/message]

Ở Miền Nam, ngày 31/12/1954 Bảo Đại ký dụ số 48 thành lập NH Quốc Gia cho Miền Nam. Từ 1954 đến 1975 hệ thống NH ở Miền Nam được tổ chức theo hệ thống NH các nước tư bản chủ nghĩa nhưng mang nét đặc thù Việt Nam.

Trong suốt thời gian từ năm 1951 đến năm 1986, NHNN là NH duy nhất vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước và vừa kinh doanh. Hệ thống NHNN thời kỳ này được tổ chức mạng lưới gần 41 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố thị xã và 600 chi nhánh cấp huyện và một số NH chuyên doanh như NH đầu tư, NH Ngoại thương, Quĩ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước. Đây là chuỗi mô tả tổ chức hệ thống NHNN Việt Nam trước khi bắt đầu cải tổ: NHNN Việt Nam —> Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố —> Chi nhánh NHNN quận, huyện —> KH.

Trước khi cải tổ, hệ thống NH Việt Nam được tổ chức như là hệ thống NH một cấp bao gồm NHNN Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phương phân bố theo địa giới hành chính. Hệ thống này vừa đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước về các mặt hoạt động tiền tệ, NH, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một NHTM. Kiểu tổ chức hệ thống NH như thế này thích hợp với đặc thù của cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp lúc bấy giờ nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh doanh thì nó tỏ ra kém hiệu quả và không còn phù hợp nữa. Năm 1986 trước sức ép của công cuộc đổi mới kinh tế đòi hỏi hệ thống NH Việt Nam phải được cải tổ sâu rộng nhằm thích ứng với tình hình và yêu cầu chuyển đổi của nến kinh tế. Từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ cải tổ dần dần qua từng giai đoạn.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và đất nước có chiến tranh, NHNN Việt Nam thực hiện các kế hoạch tiền tệ tín dụng do chính phủ giao phó. Lãi suất, tỷ giá, quy mô cho vay… hướng vào các công ty, xí nghiệp nhà nước, hợp tác xã và phục vụ quốc phòng để hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế miền Bắc đồng thời chi viện cho miền Nam. Trong điều kiện này, hiệu quả tài chính cho hoạt động của ngân hàng không được đặt lên hàng đầu. NHNN trở thành kênh cấp vốn của nhà nước cho các ngành, lĩnh vực thông qua hình thức tín dụng. Phần lớn các công ty, xí nghiệp và hợp tác xã vay NH 100% vốn lưu động và 70-90% vốn cố định.

NHNN Việt Nam cũng đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái thiết đất nước sau năm 1975. Nhiều công trình xây dựng đã mọc lên, nhà máy, xí nghiệp, trường học… đã được hình thành và phát triển qua tài trợ của NHNN Việt Nam. NHNN Việt Nam cũng đã thiết lập và mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn quốc, góp phần kiểm soát các hoạt động kinh tế. Hệ thống NH thời kỳ này đã đảm nhận trách nhiệm là cơ quan tiếp nhận và quản lý các khoản viện trợ từ bên ngoài, ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, quá trình tái thiết sau chiến tranh chứa đựng rất nhiều khó khăn. Đất nước trải qua nạn đói, các vấn đề xã hội cấp bách, cơ sở hạ tầng yếu, lạc hậu, chịu đựng chính sách bao vây kinh tế của các thế lực thù địch, cùng với khó khăn chung của các nước xã hội chủ nghĩa, viện trợ từ bên ngoài không ổn định và giảm sút. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trong kinh tế đã đưa nhiều xí nghiệp, công ty… vào tình trạng trì trệ, kém hiệu quả, không lối thoát. Trong điều kiện đó, NHNN đã buộc phải gia tăng lượng tiền cung ứng nhiều hơn tốc độ tăng sản lượng, từ đó đã dẫn đến tình trạng lạm phát kéo dài, ngày càng trầm trọng. Đỉnh điểm là vào những năm 1985-1986, lạm phát đã ở tình trạng tồi tệ nhất trong lịch sử, siêu lạm phát hàng trăm phầm trăm một năm. Lạm phát cao dẫn đến lãi suất thực âm làm sói mòn tiết kiệm, thúc đẩy tích trữ đầu cơ và gia tăng nhu cầu vay vốn NH, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng độc quyền trong hệ thống NH lại càng làm cho hệ thống NH tài chính trì trệ, giảm vai trò trung gian tài chính hoạt động vì hiệu quả kinh tế.

Tháng 5/1990, Việt Nam bắt đầu triển khai hai Pháp lệnh NH, thành lập hệ thống NH hai cấp: NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phát hành tiền, các NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của hệ thống NH Việt Nam. Tại thời điểm này đã có 4 NHTM nhà nước ra đời và hoạt động là: NH Ngoại thương Việt nam; NH Công thương Việt nam; NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam; NH Đầu tư và Phát triển Việt nam. Các NHTM cổ phần và các NH khác còn rất ít.

Hiện nay cả nước có 63 tỉnh, thành phố, trên 500 huyện thị (có hàng ngàn chi nhánh NH ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện khắp cả nước). Cụ thể như sau:

– NHNN gồm 63 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trong cả nước;

– Đến cuối năm 2010, Việt Nam có 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô. [15]. Mỗi NHTM có hội sở chính và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố và các quận huyện. NHTM có nhiều chi nhánh nhất là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với hàng ngàn chi nhánh trên khắp cả nước. Nhiều ngân hàng đã mở cả chi nhánh ở nước ngoài như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 thoughts on “Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. Pingback: Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng của Việt Nam | luanantiensiaz

  2. Pingback: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế cho hoạt động ngân hàng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Tăng cường quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  4. Pingback: Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?