Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

Rủi ro tín dụng

Mục lục

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

1. Bối cảnh kinh tế – xã hội Thái Lan

Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có diện tích 514.000 km2, được chia thành 76 tỉnh với dân số khoảng 67 triệu người. Trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế rồi đến quân chủ lập hiến; từ thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ. Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Thái Lan trải qua thời kỳ kinh tế tăng trưởng vượt bậc vào giữa thập niên 1980, kéo dài tới khi khủng hoảng tài chính xảy ra ở Châu á vào năm 1997.

Nông nghiệp là ngành rất quan trọng trong nền kinh tế Thái, với lực lượng lao động chiếm khoảng 50%. Thái Lan nằm trong số những nước có sản lượng gạo cao nhất thế giới. Tuy nhiên, vai trò của nông nghiệp đang yếu dần, nhường chỗ cho công nghiệp, với số công nhân chiếm 20% lực lượng lao động. Khu vực này ngày càng lớn mạnh, chủ yếu những ngành như sản xuất quần áo, giày dép, đồ điện tử và vật dụng tiêu dùng. Sự lớn mạnh của ngành sản xuất, tạo điều kiện phát triển khu vực dịch vụ, một lĩnh vực thu hút khoảng 30% lực lượng lao động, phần đông phục vụ ngành du lịch, nguồn ngoại tệ chính của Thái Lan hiện nay. Đến nay, dịch vụ luôn thể hiện là khu vực kinh tế năng động nhất, đóng góp 1/2 tổng thu nhập nội địa, có tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8%/năm. Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và cũng là nước có ngành kinh doanh du lịch rất phát triển.

Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi “tam nông” để ổn định chính trị xã hội. Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới, Thái Lan cũng coi trọng công tác đào tạo kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức người nông dân .

Hệ thống ngân hàng ở Thái Lan phát triển mạnh theo xu hướng xây dựng mô hình tập đoàn ngân hàng, nhiều ngân hàng trong nước đã mở được các chi nhánh ở nước ngoài hoặc liên doanh với các ngân hàng ở nước ngoài. Thái Lan hiện có 13 ngân hàng thương mại trong nước, 18 ngân hàng nước ngoài, tổng số gần 4000 chi nhánh trên cả nước. Ngoài ra còn có 6 tổ chức tín dụng, 19 công ty tài chính hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Thái Lan

2. Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) thành lập năm 1966, là một ngân hàng thương mại quốc doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Năm 1992, BAAC được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong 3 định chế tài chính nông thôn thành công nhất trên thế giới. BAAC cũng là ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan về mạng lưới chi nhánh và hệ thống khách hàng và là ngân hàng chủ lực trên thị trường nông nghiệp nông thôn.

Chiến lược phát triển của BAAC trải qua hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: kể từ khi thành lập cho đến năm 1997

BAAC giữ vai trò đặc biệt là một ngân hàng phát triển nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ cho vay trực tiếp đến từng cá nhân hộ nông dân cũng như các Hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ tài chính để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp các hộ nông dân gia tăng sản lượng và thu nhập.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Kinh nghiệm từ những giao dịch M&A của các ngân hàng lớn trên thế giới[/message]

Với nhiệm vụ nói trên, trong giai đoạn này, đối tượng khách hàng mục tiêu của BAAC là các hộ nông dân, phạm vi hoạt động chủ yếu trên thị trường nông thôn. Do vậy, các sản phẩm dịch vụ BAAC cung cấp không đa dạng, phong phú mà tập trung vào 2 sản phẩm chính là cho vay và huy động tiền gửi. BAAC cú cỏc chương trỡnh ủặc biệt như cho vay tớn dụng bằng hiện vật, vay vật tư theo giỏ rẻ, chất lượng tốt. Hoặc chương trình cho vay, thế chấp bằng thóc: chương trình bán đấu giá thóc trên phạm vi vùng để tạo cho nông dân bán được thóc với giá cao.

Giai đoạn 2: kể từ năm 1997.

Năm 1997, BAAC đã không thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Do vậy, từ năm 1998, BAAC đã có nhiều thay đổi trong chiến lược phát triển của mình nhằm đưa ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. BAAC đã dần chuyển từ một định chế chuyên cho vay nông nghiệp sang thành một ngân hàng nông nghiệp đa năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Bên cạnh hoạt động cho vay và huy động tiền gửi, BAAC còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nông dân như kiểm đếm tiền mặt, chuyển tiền, quản lý tài sản, bảo lãnh… BAAC thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, chi phí bảo hiểm, các loại thuế … giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các khách hàng, đặc biệt là các hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa.

Điểm nổi bật là BAAC thành lập mô hình hợp tác xã Marketing nông nghiệp tại các chi nhánh. Loại hình hợp tác xã này tạo kênh phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân cũng như đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.

Lợi ích đem lại cho các khách hàng nông dân là các sản phẩm nông nghiệp của họ được mua lại với mức giá phù hợp và đảm bảo các dịch vụ hậu mãi được tốt nhất. BAAC duy trì mô hình hoạt động gồm có Trụ sở chính và các chi nhánh tại các tỉnh (mỗi tỉnh thành có một chi nhánh). Tuy nhiên, điều này đã gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc thực hiện các hoạt động giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là các khách hàng ở vùng xa trung tâm. Nhiều khách hàng nông dân không thể tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, do vậy, hoạt động của ngân hàng cũng bị hạn chế.

Năm 1988, Ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra chiến lược mở rộng phát triển mạng lưới chi nhánh đến cấp huyện, xã. Tại mỗi chi nhánh cấp tỉnh, ngân hàng thành lập thêm các chi nhánh cấp huyện và dưới đó là các phòng giao dịch. Như

vậy, hoạt động ngân hàng được quản lý tập trung theo 4 cấp: Trụ sở chính, chi nhánh cấp tỉnh, chi nhánh cấp huyện và các phòng giao dịch trực thuộc.

Cùng với chiến lược mở rộng màng lưới chi nhánh, BAAC thực hiện cơ cấu lại mô hình tổ chức tại Trụ sở chính (Phụ lục 2.1). Theo mô hình này, Uỷ ban kiểm toán và Uỷ ban quản lý rủi ro độc lập hoàn toàn với các phòng/ ban, bộ phận khác và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị; bên cạnh phòng tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân còn có riêng bộ phận phát triển nông thôn chuyên nghiên cứu về các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng khu vực nông thôn; Ban quản lý chi nhánh được thành lập nhằm giúp công tác quản lý chi nhánh được tập trung và hiệu quả.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial” icon=”screen”]

1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

3. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

4. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

6. Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

7. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

[/feat_text]

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm
Bạn cần hỗ trợ?