Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

Cơ sở lý luận về kế hoạch kinh doanh

Mục lục

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

  1. Bối cảnh kinh tế – xã hội Indonesia

Inđônêxia là một đất nước quần đảo, bao gồm hơn 13.600 đảo với tổng diện tích tự nhiên trên 1,9 triệu km2, dân số khoảng 240 triệu người, đứng thứ tư trên thế giới. Indonesia là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Với tập hợp các sắc tộc, nói hơn 300 thứ tiếng, Indonesia là nước có dân số theo Hồi giáo đông nhất thế giới.

Sau nhiều thập niên dưới chế độ độc tài, Indonesia đang tiến bước trên đường cải tổ dân chủ và kinh tế. Indonesia là quốc gia theo thể chế cộng hòa, có một nền kinh tế thị trường trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Indonesia là thành viên của Liên hiệp quốc từ năm 1950 và trong lịch sử từng là một thành viên của OPEC, đã rút lui vào năm 2008 bởi họ không còn là một nước xuất khẩu dầu mỏ.

Lĩnh vực dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế và chiếm 45.3% GDP. Tiếp theo là công nghiệp (40.7%) và nông nghiệp (14.0%). Tuy nhiên, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn các lĩnh vực khác, chiếm 44.3% trong tổng số lực lượng lao động. Do vậy, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Indonesia. Ngư nghiệp cũng là ngành quan trọng không kém. Indonesia có nguồn tài nguyên lâm sản phong phú, với diện tích rừng lớn nhất Á châu.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực tháng 7-1997 đã làm cho nền kinh tế của Indonesia lâm vào khủng hoảng trầm trọng: năm 1998 mức tăng GDP là -12,2% (trước khủng hoảng GDP trung bình tăng 7-8%). Tuy nhiên, từ năm 1999, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Năm 2005, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt mức 6% và cho đến trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, n¨m 2007 tăng trưởng đạt ở mức 7,1%, bằng mức trước khủng hoảng. Mức tăng trưởng này diễn ra trên hầu khắp các khu vực trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo, giao thông và viễn thông; và được đi kèm với sự tăng nhanh của đầu tư và xuất khẩu.

Năm 2007, GDP đạt 350 tỷ USD, tính theo đầu người đạt mức 3.800 USD/năm.

  1. Chiến lược phát triển Ngân hàng Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI)

BRI là một ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên và là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Indonesia, chính thức đi vào hoạt động từ 16/12/1895. Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của BRI đạt 23,6 tỷ USD, tổng dư nợ đạt 13,7 tỷ USD với tổng số trên 40.000 cán bộ, nhân viên.

Chiến lược phát triển của BRI trải qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu kể từ năm 1895, BRI hoạt động như một ngân hàng hợp tác xã nhằm thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình của Chính phủ hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khi đó, hoạt động của ngân hàng còn rất hạn chế, sản phẩm dịch vụ chủ yếu là tín dụng cho vay các đối tượng dân nghèo.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập[/message]

Năm 1950, BRI chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại Nhà nước với mục đích là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Với vai trò của một ngân hàng thương mại, BRI đã thay đổi chiến lược hoạt động của ngân hàng: đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, ….

Các chi nhánh và các phòng giao dịch đã được thành lập ở nhiều vùng, miền trên cả nước nhằm đáp ứng trên diện rộng nhu cầu của khách hàng. Tính đến đầu năm 1980, BRI đã có trên 3.600 các điểm giao dịch trên cả nước. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong thời gian này chủ yếu hướng đến đối tượng là các hộ nông dân và những người kinh doanh nhỏ ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp tín dụng cho khách hàng, BRI đặc biệt chú trọng đến công tác huy động vốn. Nhiều biện pháp được đưa ra nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đặc biệt ở khu vực nông thôn như đa dạng các hình thức huy động vốn, có chính sách riêng dành cho các khách hàng gửi tiền thường xuyên hoặc có số tiền gửi lớn; xây dựng chiến lược huy động vốn dành cho từng đối tượng khách hàng: khách hàng ở khu vực đô thị; khách hàng khu vực nông thôn; khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức và khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình. Nhờ có những chính sách nói trên mà BRI đã rất thành công trong công tác huy động vốn, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Thậm chí nguồn vốn huy động được ở khu vực nông thôn không những đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trong khu vực mà còn được điều chuyển vốn để đầu tư cho các khu vực khác, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Năm 2003, BRI hoàn thành xong quá trình cổ phần hoá và trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó Chính phủ nắm giữ 70% vốn, 30% vốn còn lại được chào bán cho công chúng . Chiến lược phát triển của ngân hàng trong giai đoạn này là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ vừa và nhỏ. BRI có sứ mệnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng, ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu đóng góp cho phát triển kinh tế, tạo ra lợi nhuận và tối ưu hoá giá trị cho các cổ đông.

Chiến lược của BRI lúc này là tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, BRI đẩy mạnh phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ATM, quản lý tài sản và giấy tờ có giá, dịch vụ thu hộ (thanh toán hoá đơn), chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ séc du lịch nội địa, tài trợ thương mại, dịch vụ sản phẩm vốn, dịch vụ uỷ thác v.v

BRI trở nên nổi tiếng về tính chuyên nghiệp với việc tập trung phát triển lấy tiêu chí khách hàng làm trọng tâm trong lĩnh vực kinh doanh vừa và nhỏ và trong địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Với hơn 4.500 chi nhánh và phòng giao dịch và trên 40.000 nhân viên, ngân hàng này phục vụ một số lượng tài khoản lớn: 35 triệu tài khoản. Thông qua mạng cục bộ tại nhiều tỉnh thành ở Indonesia, BRI có một mạng lưới “chào bán” các sản phẩm của mình tới tận khách hàng và một hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động của ngân hàng. Ngay từ năm 2002, BRI đã triển khai giao dịch trực tuyến với khách hàng qua mạng và đã rất thành công trong lĩnh vực hoạt động này

BRI hiện có khoảng 30 triệu khách hàng trong đó 25 triệu khách hàng gửi tiền và 5 triệu khách hàng vay vốn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. BRI hiện là một trong những định chế tài chính vi mô lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới.

Cùng với chiến lược phát triển về sản phẩm dịch vụ, BRI còn chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới chi nhánh không chỉ trong nước mà còn ra khỏi biên giới quốc gia. BRI đồng thời cơ cấu lại mô hình tổ chức tại trụ sở chính theo hướng phân chia thành từng mảng hoạt động, mỗi mảng có một giám đốc phụ trách riêng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mảng việc được giao, bao gồm: Mảng tài chính; Quản lý rủi ro; Mảng tiêu dùng; Khối doanh nghiệp; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Khối quản lý hành chính … Mô hình tổ chức (xem phụ lục 2.2)

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial” icon=”screen”]

1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

3. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

4. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

6. Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

7. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

[/feat_text]

 Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

  1. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?