Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

vốn huy động

Mục lục

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD)  trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh kinh tế – xã hội Ấn Độ

Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với dân số trên 1 tỷ người và đứng thứ bảy về diện tích. Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Từ đầu thập kỷ 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý của Chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư.

Kể từ năm 1990, Ấn Độ đã nổi lên như là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong thế giới đang phát triển; trong thời kỳ này, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định (trung bình trên 6%/năm).

Là nước giàu tài nguyên, Ấn Độ có sản lượng kinh tế đứng thứ 14 trên thế giới. Nền kinh tế Ấn Độ gồm đủ mọi lĩnh vực từ kỹ thuật cấp cao cho tới sản xuất những mặt hàng nông phẩm sơ cấp nhất. Tuy nhiên, hai phần ba dân số Ấn Độ hiện vẫn sống nhờ vào nông nghiệp. Ngày nay, Ấn Độ hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính sách đối ngoại của nước này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo an ninh và đảm bảo ưu thế sức mạnh của nước này so với láng giềng rộng lớn, và nhằm mục tiêu ảnh hưởng lâu dài trên toàn cầu.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập[/message]

Tại tất cả 25 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương trên đất nước Ấn Độ đều có trường đại học nông nghiệp nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với tầm nhìn xa về nông nghiệp, Ấn Độ còn thực hiện cuộc Cách mạng xanh và cách mạng trắng. Bằng việc đưa hàng loạt giống lúa mới năng suất cao vào sản suất, từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất thế giới, Ấn Độ đã vươn lên là nước đứng thứ hai về xuất khẩu lương thực. “Cách mạng trắng” đã giúp Ấn Độ đã trở thành nước sản xuất sữa hàng đầu thế giới.

Từ năm 1991, Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm. Hàng loạt biện pháp được Ấn Độ áp dụng trong quá trình cải cách. Hợp tác quốc tế về nông nghiệp cũng được đẩy mạnh. Tăng cường tư nhân hoá bằng việc cho thuê đất. Nhờ đó, ngành nông nghiệp của Ấn Độ đã đóng góp 22% vào GDP và gần 16% vào doanh thu xuất khẩu.

Chiến lược phát triển Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ấn Độ (NABARD)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ấn Độ (NABARD) được thành lập từ tháng 6/1982 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, công nghiệp nhỏ, ngành nghề thủ công mỹ nghệ và các ngành nghề khác tại khu vực nông thôn. NABARD có nhiệm vụ hỗ trợ tất cả các hoạt động kinh tế tại khu vực nông thôn đảm bảo cho khu vực này ngày càng phát triển và thịnh vượng .

Bên cạnh đó NABARD còn giữ vai trò như một điều phối viên trong mọi hoạt động của các tổ chức tín dụng nông thôn; hỗ trợ cho Chính phủ và các tổ chức khác tất cả những vấn đề có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng thời cung cấp các hoạt động nghiên cứu và các chương trình đào tạo về lĩnh vực này cho các ngân hàng, các hợp tác xã và các tổ chức khác có liên quan.

Với nhiệm vụ trên, trong chiến lược phát triển của mình, NABARD tập trung chủ yếu vào các hoạt động như:

– Xây dựng kế hoạch tín dụng nhằm xác định những tiềm năng sẵn có trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động khác cho sự phát triển của hệ thống tín dụng ngân hàng;

– Xây dựng chính sách và đường lối chỉ đạo cho các tổ chức tín dụng nông thôn;

– Tái tài trợ cho các ngân hàng nhằm cung cấp tín dụng cho hoạt động đầu tư và các mục đích sản xuất ở khu vực nông thôn;

– Cung cấp các khoản vay cho các tổ chức Chính phủ/Phi Chính phủ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn NABARD đặc biệt quan tâm đến phát triển mạng lưới khách hàng. Hệ thống khách hàng của NABARD cũng có những nét riêng biệt. Nhằm phục vụ cho sự phát triển của thị trường nông thôn, hoạt động của NABARD thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng khác dưới cơ chế tái tài trợ. Do vậy, tất cả các tổ chức tài chính nông thôn như các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh, các ngân hàng nông thôn và các ngân hàng Hợp tác xã đều là khách hàng của NABARD.

Do đặc thù hoạt động như một ngân hàng bán buôn, chiến lược hoạt động của NABARD chú trọng đến công tác quản trị ngân hàng và đào tạo nguồn nhân lực. NABARD thiết lập hệ thống các văn phòng khu vực nhằm quản lý toàn bộ hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch. Tất cả các vấn đề về chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, xử lý các nghiệp vụ vượt quyền phán quyết của chi nhánh, tổng hợp số liệu báo cáo và kiểm tra tình hình hoạt động … đều thông qua văn phòng khu vực tổng hợp, xử lý và báo cáo lên Trụ sở chính (trừ những phần việc vượt thẩm quyền của văn phòng khu vực mới trình lên). Các phòng/ Ban tại Trụ sở chính không giải quyết các vấn đề trực tiếp của chi nhánh mà đều thông qua hệ thống các văn phòng khu vực. Nhờ vậy, công tác quản lý chi nhánh sẽ tập trung và hiệu quả. Các chi nhánh cũng thuận lợi hơn trong xử lý các công việc ( xem phụ lục 2.3).

Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghệ ngân hàng cũng là một chiến lược được đặt lên hàng đầu. NABARD đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác quản trị ngân hàng. Nếu như trước đây, hệ thống các chi nhánh của NABARD hàng tháng phải lập một số lượng báo cáo lớn gửi theo từng cấp rồi chuyển về Trụ sở chính. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các chi nhánh và khi thông tin báo cáo về đến Trung tâm điều hành thì đã quá muộn để đưa ra các biện pháp xử lý, gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại, ngay từ năm 2001, NABARD đã xây dựng hệ thống quản lý thông tin theo đó thông tin được báo cáo trực tuyến, có thể cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Nhờ đó, công tác điều hành, quản trị hệ thống ngân hàng trở nên hiệu quả và thuận lợi rất nhiều. Hệ thống này còn cho phép các chi nhánh của NABARD có thể tính toán hiệu quả hoạt động hàng tháng theo từng chỉ tiêu tài chính. Kết quả này đã giúp Ban lãnh đạo chi nhánh có thể đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh một cách kịp thời

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial” icon=”screen”]

1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

3. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

4. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

6. Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

7. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

[/feat_text]

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD)  trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 bình luận về “Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

  1. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?