Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

Đồng bằng sông Cửu long

Mục lục

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh kinh tế – xã hội Trung Quốc

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là nước đông dân nhất thế giới, gần 1,3 tỷ người với diện tích 9,6 triệu km2. Trung Quốc là một quốc gia có thể chế cộng hoà.

Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc có số dân sống ở các vùng nông thôn rất đông ( khoảng 900 triệu người), chiếm 70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc. Sau 30 năm cùng với tiến trình cải cách mở cửa (1978 – 2008), nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã trải qua những giai đoạn cải tiến và hoàn thiện cơ chế quản lý.

Đó là, Trung Quốc phải thay đổi nhanh chóng và tích cực cơ cấu kinh tế nông thôn.

Toàn bộ 04 ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi phải phát triển toàn diện, mạnh hơn. Công tác đầu tư cho nghiên cứu chính sách nông nghiệp, thị trường, giá cả cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng.

Trung quốc hiện là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhờ nhu cầu tiêu thụ gia tăng, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài lên cao, nhờ tư hữu hóa công nghiệp và thị trường bất động sản phát triển mạnh. Trung Quốc gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới năm 2001. Nhờ tham gia tổ chức, nền kinh tế Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ to lớn. Đến năm 2002, Trung quốc vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiếp nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trên toàn cầu.

Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC)

ABC bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1949 với chức năng như một ngân hàng hợp tác nông nghiệp, sau đó được sát nhập vào Ngân hàng Nhân dân Trung quốc, giữ vai trò như một ngân hàng trung ương. Năm 1979, ABC được tái thành lập và hiện đang là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc.

Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 650 tỷ USD, với tổng số cán bộ nhân viên lên tới 478 ngàn người.

Với vai trò là một ngân hàng phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, ban đầu ABC xây dựng chiến lược phát triển hướng đến đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân. Một hệ thống mạng lưới rộng khắp tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước đã được thiết lập nhằm phục vụ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động của ABC tập trung vào các sản phẩm truyền thống mà cơ bản là việc cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động kém hiệu quả, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã quyết định thay đổi chiến lược hoạt động, phát triển ngân hàng theo hướng kinh doanh đa năng. ABC mở rộng phạm vi hoạt động trên cả hai khu vực thành thị và nông thôn, hướng đến các khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải…; song vẫn chú trọng phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn

Ngân hàng rất quan tâm đến việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ với mục đích đưa sản phẩm dịch vụ của ABC đến mọi ngành nghề kinh doanh và mọi đối tượng khách hàng, từ các nghiệp vụ truyền thống đến các dịch vụ ngân hàng mở rộng với kỹ thuật công nghệ cao bằng cả đồng Nhân dân tệ và các loại ngoại tệ khác. ABC đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: ngân hàng tự động, thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại hối…Ngoài ra, ABC còn cung cấp các sản phẩm chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản và một số dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.

Một loạt các biện pháp đã được áp dụng nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng: mở rộng thị trường kinh doanh, áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và tăng cường công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình kiểm soát hoạt động một cách hiệu quả…Nhờ đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc, không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài. ABC đã thiết lập chi nhánh tại Hong kong và Singapore, có văn phòng đại diện tại London, Tokyo và New York.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial” icon=”screen”]

1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

3. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

4. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

6. Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

7. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

[/feat_text]

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

  1. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?