Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

vốn huy động

Mục lục

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh kinh tế – xã hội Phillipine

Phillipine, là một quần đảo với tổng diện tích đất liền gần 300.000 km2, dân số đạt gần 90 triệu người. Chính phủ Philippines được tổ chức kiểu cộng hoà nhất thể do tổng thống lãnh đạo. Philippines vẫn là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng dần tăng cao. Philippines chuyên cung cấp nguồn thuê làm bên ngoài (outsourcing) và là một nước xuất khẩu sản phẩm điện tử và nhân công lao động.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, tất cả các ngành kinh tế của Phillipine đều tăng trưởng, trong đó ngành dịch vụ đóng vai trò chính trong tăng trưởng kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 – 6%.

 Chiến lược phát triển ngân hàng LANDBANK

LANDBANK được thành lập năm 1963, hiện là một trong 5 ngân hàng thương mại hàng đầu tại Philippine.

Khi mới thành lập, LANDBANK hoạt động với mục đích nhằm hỗ trợ cho các giao dịch bất động sản nông nghiệp để bán lại cho các hộ nông dân. Trong giai đoạn này, ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng; việc huy động vốn từ dân cư cũng chưa được chú trọng. Nguồn vốn hoạt động của LANDBANK khi đó phần lớn từ vốn cấp của Chính phủ, nguồn vốn huy động chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng trên 10%)

Giai đoạn tiếp theo, LANDBANK đưa ra chiến lược phát triển theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng; ngân hàng giữ hai vai trò: là một ngân hàng phát triển đồng thời là một ngân hàng thương mại.

Với vai trò của một ngân hàng phát triển, LANDBANK cung cấp hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các hộ nông dân, ngư dân, các hợp tác xã nông nghiệp và các thành phần được ưu tiên khác nhằm phát triển khu vực nông thôn. Ngoài ra, LANDBANK còn có nhiệm vụ trong các giao dịch bất động sản (như định giá đất, thanh toán tiền đền bù cho các chủ sở hữu đất và thu hồi lại từ các bên hưởng lợi có mliên quan).

LANDBANK đồng triển khai thực hiện các chương trình nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông thôn (TODO UNLAD PROGRAM). Chương trình này nhằm tạo sự kết nối giữa các Hợp tác xã, tổ chức chính quyền địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức phi chính phủ trong từng khu vực để thực hiện các dự án phát triển nhằm tăng sản lượng nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…Hiện LANDBANK chiếm tới 70% thị phần vốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Mặc dù vậy, đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng danh mục các hoạt động đầu tư của ngân hàng (chiếm khoảng 15% tổng tài sản). LANDBANK định hướng đẩy mạnh phát triển các hoạt động như một ngân hàng đầu tư và thương mại. Ngân hàng luôn chú trọng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, bảo lãnh…LANDBANK đã xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại: thẻ tín dụng; thẻ điện tử đa tính năng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, qua mạng internet; dịch vụ ủy thác, tư vấn. Ngân hàng còn thực hiện dịch vụ thanh toán tiền thuế các loại và các sản phẩm thiết yếu (điện, nước, điện thoại, gas …) qua mạng thanh toán điện tử

Với chiến lược này, hoạt động đầu tư cho vay của ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh thương mại chiếm tới trên 40% tổng tài sản của ngân hàng (năm 1997). Các khoản mục đầu tư góp vốn của ngân hàng cũng chiếm khoảng 23% tổng tài sản. Giai đoạn này, LANDBANK không chỉ hoạt động dựa trên nguồn vốn của Chính phủ cấp mà vốn huy động của ngân hàng cũng đã chiếm một tỷ lệ tương đối cao trên tổng vốn. Với cơ cấu vốn đầu tư nói trên có thể thấy LANDBANK đang phát triển theo hướng xa dần sứ mệnh ban đầu khi ngân hàng được thành lập.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial” icon=”screen”]

1. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Thái Lan (BAAC) trong bối cảnh hội nhập

2. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Indonesia (BRI) trong bối cảnh hội nhập

3. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập

4. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập

5. Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

6. Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực

7. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

[/feat_text]

Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Phillipine (LANDBANK) trong bối cảnh hội nhập

  1. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Ấn Độ (NABARD) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm chiến lược phát triển Ngân hàng Trung Quốc (ABC) trong bối cảnh hội nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Một số nhận xét về chiến lược phát triển các ngân hàng nông nghiệp trong khu vực | luanantiensiaz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?