Khái niệm trách nhiệm xã hội

ngành Da Giầy

Mục lục

Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (gọi tắt là trách nhiệm xã hội – CSR) là khái niệm được phát triển sau đạo đức kinh doanh. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được các DN giành nhiều mối quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo Mohr và cộng sự (2001) thì Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hoạt động tối thiểu hóa hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm phát sinh trong xã hội cũng như tối đa hóa những hiệu quả nhất định trong thời gian dài.

Khái niệm về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo Beyer (1972) và Drucker (1974) chính là DN nên thực hiện hoạt động xã hội nhằm tạo ra phúc lợi cho cộng đồng. Vì các DN kiếm được lợi nhuận từ cộng đồng và làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã hội. Do vậy, họ phải có trách nhiệm cải thiện môi trường và các nguồn tài nguyên khác, cũng như cải thiện mức sống cho toàn xã hội.”

Năm 1962, trong cuốn sách “Capitalism and Freedom” (Chủ nghĩa tư bản và Sự tự do), nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “Có một và chỉ một trách nhiệm của DN, đó là sử dụng nguồn tài nguyên và tham gia hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận”. Theo cách nói này của Friedman, chúng ta xét thấy ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện thực hóa các quy tắc trong kinh doanh, chỉ chú ý tới việc chạy đua “nhằm tăng lợi nhuận” đúng theo mối ràng buộc của các DN trên thương trường là “không lừa gạt hay gian lận”. Có thể nói, khái niệm về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Friedman mới chỉ nhìn nhận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpở một phạm vi hẹp, chỉ thấy được lợi ích trong ngắn hạn mà bỏ qua lợi ích về lâu dài là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững”.

Sau khái niệm về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Friedman, xuất hiện hàng loạt các khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác. Mỗi khái niệm ở mỗi thời kỳ đã có bước hoàn chỉnh hơn về mặt nội dung. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hàm ý nâng cao hành vi của DN lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội” (Prakas Sethi, 1975). Hoặc “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của DN là sự mong muốn của xã hội đối với các tổ chức về mặt kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện tại một thời điểm nhất định” (Archie B Caroll, 1979). Còn Maignan I. Ferrell đưa ra khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như sau “Một DN có Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi quyết định rằng hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của các cá nhân và tổ chức liên quan”.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp[/message]

Theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự gắn bó liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, của gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (stakeholders).”

Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Dahlsrud (2006) quan niệm về trách nhiệm xã hội là “sự mô tả hiện tượng mà các doanh nghiệp hành động đạt được cả mục tiêu kinh tế, pháp luật với mục tiêu xã hội và môi trường. Tác giả cho rằng, do môi trường kinh doanh ngày nay, mức độ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các bên liên quan mới, môi trường pháp luật giữa các quốc gia khác nhau, do đó sự kỳ vọng về trách nhiệm xã hội sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự cân bằng giữa kinh tế với quy định của pháp luật và sự tác động đến môi trường.”

Duygu Turker (2008) thì nhận định Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hoạt động tích cực của DN đối với các bên liên quan. Các hoạt động này có thể là những hoạt động về cải thiện chất lượng sản phẩm, quan tâm đến người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, chấp hành pháp luật hay giúp đỡ chính phủ giải quyết những vấn đề về xã hội.

Xem thêm: Các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Theo Vitaliano (2009) thì Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hành động tự nguyện của DN, qua đó nâng cao điều kiện xã hội hoặc môi trường. Tác giả cho rằng, các đối tượng liên quan tới doanh nghiệp thì họ đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về những vấn đề xã hội, môi trường, nhân quyền, giới tính hơn so với một số ý kiến về mặt lợi ích kinh tế cho công ty và cổ đông của họ, và đó là một trong những tiêu chí đánh giá để thu hút, tuyển dụng và mức độ trung thành của nhân viên đối với DN.

Galbreath J. (2009) lại cho rằng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là đề cập đến các hoạt động của công ty, quy trình tổ chức và tình trạng liên quan đến nghĩa vụ nhận thức của xã hội hay các bên có liên quan phản ánh các kỳ vọng tiềm ẩn của xã hội. Các kỳ vọng đó có thể là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, nghĩa vụ thuế, hợp đồng kinh doanh, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, lao động mà đôi khi vượt qua cả các tiêu chuẩn của pháp luật đề ra.

Và còn nhiều quan điểm khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nữa, nhưng để tìm được một khái niệm được sử dụng khá phổ biến và xem là khá đầy đủ cũng như rõ ràng (Nguyễn Đình Tài, 2010) thì đó là định nghĩa về CSR của Hội đồng Kinh Doanh Thế giới vì Sự Phát Triển Bền Vững (World Business Council for Sustainable Development) với hơn 200 công ty đa quốc gia là thành viên, hội đồng xây dựng khái niệm này như sau: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.”

Khái niệm trách nhiệm xã hội

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

14 thoughts on “Khái niệm trách nhiệm xã hội

  1. Pingback: Các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  3. Pingback: Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội - Download Luận Văn

  4. Pingback: Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  5. Pingback: Mối quan hệ của trách nhiệm xã hội với gắn bó tổ chức - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  6. Pingback: Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  7. Pingback: Định nghĩa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  8. Pingback: Tại sao phải đầu tư cho trách nhiệm xã hội (CSR)? - Download Luận Văn

  9. Pingback: Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  10. Pingback: Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội (CSR) - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  11. Pingback: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  12. Pingback: Vai trò của chiến lược trách nhiệm xã hội đối với DNNVV - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  13. Pingback: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động - trường hợp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long –Việt Nam - Download Luận Văn

  14. Pingback: Đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?