Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Mujahid và Abdullah (2014) với nghiên cứu “Impact of Corporate Social Responsibility on Firms Financial Performance and Shareholders Wealth”. Tác giả điều tra tác động của trách nhiệm xã hội đến hoạt động tài chính của các DN cũng như sự giàu có của các cổ đông tại các công ty ở Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSR có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến hoạt động tài chính của các DN cũng như sự giàu có của các cổ đông.

Kiran và cộng sự (2015) với nghiên cứu “Corporate Social Responsibility and Firm Profitability: A Case of Oil and Gas Sector of Pakistan”. Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty trong ngành Dầu khí của Pakistan trong giai đoạn từ năm 2006 – 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng (1) trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận ròng; (2) trách nhiệm xã hội có tác động tiêu cực đến tổng tài sản của DN; và (3) trách nhiệm xã hội không có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của DN.

Steven Brammer và cộng sự (2007) với nghiên cứu “The Contribution of Corporate Social Responsibility to Organisational Commitment”. Nghiên cứu đã đề xuất các thành phần của trách nhiệm xã hội gồm: trách nhiệm xã hội đối với xã hội, trách nhiệm xã hội đối với môi trường tự nhiên, trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan bên ngoài khác, trách nhiệm xã hội đối với pháp luật, trách nhiệm xã hội về công bằng trong chính sách, trách nhiệm xã hội về đào tạo nhân viên. Steven Brammer và cộng sự (2007) chỉ ra rằng có mối tương quan giữa các thành phần của CSR đến SGB của NV. Trong đó, thành phần công bằng trong chính sách có ảnh hưởng mạnh nhất đến gắn bó của nhân viên với tổ chức. Kế đến là CSR bên ngoài của DN và cuối cùng là vấn đề đào tạo cho nhân viên của DN. Tác giả cũng cho rằng nhân viên có độ tuổi càng cao thì mức độ gắn bó sẽ càng cao. Nhân viên làm việc bán thời gian thì mức độ gắn bó thấp hơn nhân viên làm việc toàn thời gian; nam giới và nữ giới có mức độ gắn bó tương đương nhau; nhân viên có vị trí càng cao trong tổ chức thì mức độ gắn bó càng cao.

Duygu Turker (2008) với nghiên cứu “How Corporate Social Responsibility Influences Organizational Commitment”. Tác giả cho rằng trách nhiệm xã hội bao gồm các thành phần sau: CSR đối với các bên liên quan về xã hội và phi xã hội (ví dụ: môi trường hay thế hệ tương lai), CSR đối với nhân viên, CSR đối với khách hàng và CSR đối với chính phủ. Theo ông, các hoạt động xã hội của DN có liên quan đến các thành phần này sẽ ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên với tổ chức thông qua lý thuyết bản sắc xã hội (SIT). Kết quả nghiên cứu cho thấy CSR đối với nhân viên có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ gắn bó của nhân viên với tổ chức bởi vì nó liên quan đến nghề nghiệp, cơ hội được đào tạo, quyền bình đẳng và môi trường làm việc tốt. CSR đối với khách hàng có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai bởi nó liên quan đến hình ảnh của tổ chức, do đó ảnh hưởng đến niềm tự hào của nhân viên dành cho tổ chức. Kế đến là CSR đối với các bên liên quan (xã hội và phi xã hội). Cuối cùng là trách nhiệm xã hội đối với chính phủ.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm trách nhiệm xã hội[/message]

Imran Ali và cộng sự (2010) với nghiên cứu “Corporate social responsibility influences, employee commitment and organizational performance”. Bài nghiên cứu này đi vào xem xét ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của DN đến gắn bó của nhân viên với tổ chức; cũng như xem xét trách nhiệm xã hội và gắn bó của nhân viên ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả của tổ chức. Nghiên cứu sử dụng số mẫu khảo sát là 371 người đang làm việc tại những lĩnh vực khác nhau tại Pakistan. Imran Ali và các cộng sự cho rằng, CSR của DN làm tăng mức độ gắn bó của nhân viên với tổ chức, bởi vì CSR của DN bao gồm cả những hoạt động vì lợi ích của nhân viên và gia đình họ. DN càng đóng góp nhiều cho xã hội càng thu hút được nhân viên tiềm năng và cải thiện mức độ gắn bó hiện có của họ. Nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa CSR và gắn bó của nhân viên với tổ chức. Những việc làm tốt của công ty thúc đẩy nhân viên giới thiệu về công ty với những người khác, khiến họ cảm thấy tự hào hơn về công ty của mình và do đó sẽ nâng cao năng suất lao động của họ. Hơn nữa, CSR cũng sẽ tạo uy tín cho DN đối với khách hàng, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp và chính phủ. Từ đó ảnh hưởng tích cực đến việc ra quyết định có lợi cho DN. CSR cũng mang lại lợi thế cạnh tranh, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSR của DN và sự gắn bó của nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Ngoài ra, các tổ chức có thể tăng cường mức độ gắn bó của nhân viên thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động có ích cho xã hội. Ví dụ: xác định các nhu cầu của cộng đồng và thực hiện chúng; tạo môi trường làm việc tốt hơn; tăng phúc lợi cho nhân viên; sản xuất các sản phẩm có chất lượng để cung cấp cho khách hàng và thực hiện nghiêm túc các quy định của chính phủ. Tất cả những hoạt động này sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, từ đó, ảnh hưởng đến năng suất lao động và qua đó làm tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Iqbal và cộng sự (2012) với nghiên cứu “Testing the Arbitrage Pricing Theory on Karachi Stock Exchange”. Tác giả đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và KQHĐ của DN tại 156 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi và tìm thấy rằng các DN có CSR tiêu cực thì ảnh hưởng đến giá trị thị trường của DN và không có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và đòn bẩy tài chính.

 Kakakhel và cộng sự (2014) với nghiên cứu “Impact of Corporate Social Responsibility on Financial Performance: Evidence from Pakistan’s Cement Industry”. Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá tác động trách nhiệm xã hội đến hiệu suất tài chính của các DN làm trong ngành xi măng của Pakistan với dữ liệu thu thập của các công ty trong thời gian từ 2008 – 2014 bằng kiểm định Hausman. Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến hiệu suất tài chính của các DN.

Adamu và Yusoff (2016) với nghiên cứu “The Relationship between Corporate Social Responsibility and Financial Performance: Evidence from Malaysia”. Tác giả thực hiện đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các DN tại Malaysia. Tác giả thực hiện nghiên cứu với bốn biến độc lập (môi trường, cộng đồng, nơi làm việc và thị trường) và hai biến phụ thuộc (Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)). Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đồng tình với các nghiên cứu nêu trên khi khẳng định rằng trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của các DN.

Bên cạnh đó các nghiên cứu khác cũng chỉ ra kết quả tương tự khi đánh giá trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ kinh doanh tại các DN như Kakakhel và cộng sự (2014), Siddiq and Javed (2014), Palmer (2012), Babola (2012), Islam và cộng sự. (2012), Malik and Nadeem (2014), Raihan và cộng sự (2015), Khan và cộng sự (2016), Akanbi and Ofoegbu (2012), Monsuru and Abdulazeez (2014), Weshah và cộng sự (2012), Ahamed và cộng sự (2014), Yusoff and Adamu (2016), and Ozcelik và cộng sự (2014). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2014), Cheung and Mak (2010), Ofori và cộng sự (2014) thì không tồn tại mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và KQHĐ kinh doanh của DN.

Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

  1. Pingback: Khái niệm trách nhiệm xã hội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?