Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội

Phương pháp nghiên cứu

Mục lục

Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội

1. Lý thuyết cổ đông (Shareholder Theory)

Lý thuyết cổ đông (Shareholder Theory) được xem là lý thuyết tiền đề về CSR và được sử dụng để hình thành khái niệm về CSR. Theo Friedman (1962, 1970) thì các DN chỉ cần tập trung phát triển và tối đa hóa lợi nhuận của DN mình và không cần phải thực hiện một trách nhiệm xã hội nào, và xem cổ đông là những cá nhân quan trọng nhất, DN cần tập trung tất cả nguồn lực nhằm mục tiêu gia tăng sự giàu có của cổ đông. Tuy nhiên sau đó quan điểm này đã bị rất nhiều chỉ trích bởi các nhà nghiên cứu khác. Từ đó xuất hiện rất nhiều lý thuyết khác nhằm giải quyết những chỉ trích trên như: Lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, và mô hình kim tự tháp của trách nhiệm xã hội.

2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện (Agency Theory) được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976). Theo quản điểm có lý thuyết này thì luôn có sự xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý trong DN và những cổ đông. Những xung đột này được gọi là “vấn đề đại diện”. Theo Krisnawati và cộng sự (2014) thì “một công ty bao gồm các nhóm lợi ích khác nhau và vấn đề đại diện duy nhất có thể được giải quyết khi các điểm cân bằng của các lợi ích khác nhau có thể đạt được.”

Jensen và Meckling (1976) cho rằng theo lý thuyết này thì “lợi ích của các cổ đông và các nhà quản lý của công ty sẽ không bao giờ gắn kết và trách nhiệm xã hội có thể là kết quả của những cuộc xung đột”. Theo đó các nhà quản lý của các doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tăng lợi nhuận cho riêng họ thay vì sử dụng các nguồn lực nêu trên để đầu tư phát triển vào các dự án khác tiềm năng hơn nhằm tăng cường hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp mình. Chính vì thế hoạt động CSR có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giảm lợi nhuận của nhà quản lý. Lý thuyết đại diện chỉ ra rằng sự đầu tư cho phát triển CSR chỉ có thể tăng hiểu quả hoạt động của DN nhưng lại không làm tăng cường lợi nhuận của các nhà quản lý doanh nghiệp.

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm: Khái niệm trách nhiệm xã hội[/message]

3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984) đề xuất ý tưởng rằng “một công ty chỉ có thể tồn tại nếu nó có khả năng đáp ứng nhu cầu các bên liên quan – những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của công ty”. McGuire và cộng sự (1988) cho rằng “Các nghiên cứu trước về CSR đã định nghĩa vai trò của các bên liên quan trong việc tác động lên quyết định tổ chức”

Bên cạnh đó, theo Jensen (2001), “các nhà quản lý nên đưa ra các nhận định về lợi ích của các bên liên quan trong một công ty/doanh nghiệp. Mặc dù, điều này có thể khó để các nhà quản lý xác định những sự đánh đổi cần thiết giữa lợi ích cạnh tranh của các bên liên quan khác nhau, các nhà quản lý được kỳ vọng làm cân bằng các lợi ích này bên trong lợi ích tốt nhất của tổ chức”.

Lý thuyết các bên liên quan được sử dụng để giải thích các mô hình TNXH; các động lực của công ty liên quan đến việc thực hành TNXH. Vì vậy, nghiên cứu này giả định các yếu tố TNXH chính bao gồm trách nhiệm với người lao động, với sản phẩm, với cộng đồng và với môi trường đã ảnh hưởng đến việc thực TNXH của DN.

4. Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy theory)

Suchman (1995) định nghĩa rằng “lý thuyết tính chính đáng là hoạt động của một thực thể được kỳ vọng là thích hợp, hoặc phù hợp với một số hệ thống kiến trúc xã hội về các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và khái niệm”.

Theo Deegan (2002) thì “Lý thuyết tính chính đáng dựa trên quan điểm là quyền và trách nhiệm của tổ chức phải đến từ xã hội. Các tổ chức kinh doanh phải hoạt động trong ranh giới của xã hội để đáp ứng các kỳ vọng của xã hội, bao gồm việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ tốt hơn cho xã hội. Bởi vì tổ chức là một phần của hệ thống xã hội rộng lớn, các tổ chức cần phải hoạt động trong hệ thống xã hội, mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến xã hội. Điều này có thể làm cho tổ chức đạt được các mục tiêu và lợi nhuận ổn định”.

Suchman (1995) đã định nghĩa ba hình thức của tính chính đáng: “thực dụng (dựa vào đối tượng tư lợi), bình thường (dựa vào tính chất quy phạm), và nhận thức (dựa trên tính toàn diện và sự trợ cấp) nó được sử dụng trong các thuật ngữ tham nhũng và sự ủng hộ của xã hội”. Ba hình thức này được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với lý thuyết tính chính đáng.

Guthrie và Parker (1989), O’Donovan (2002) đã tranh luận, “lý thuyết tính chính đáng được dựa trên quan điểm đó là các tổ chức được quản lý bởi xã hội thông qua một hợp đồng xã hội mà các nhà quản lý đã thỏa thuận để có được, dựa trên một số yêu cầu xã hội, bù đắp lại cho chính các mục tiêu của tổ chức. Các tổ chức cần phải hành xử và công bố đầy đủ các thông tin cho xã hội để xã hội đánh giá đó có phải là một công dân tốt. Các công ty được công nhận là một công dân doanh nghiệp tốt khi hoạt động theo các cam kết với xã hội.”

Lindblom (1994), Gray và cộng sự (1995) đã xác định bốn phương pháp tiếp cận về cách tổ chức đạt được tính chính đáng. “Một là, một tổ chức có thể cần phải giáo dục và thông tin cho công chúng liên quan về sự thay đổi trong thành quả và hành động của tổ chức. Phương pháp này được sử dụng để xác định khoảng trống của tính chính đáng giữa hành động và sự thất bại thực tế của tổ chức. Hai là, để làm thay đổi nhận thức của xã hội mà không làm thay đổi hành vi thực tế của tổ chức. Phương pháp này được sử dụng khi khoảng trống tính chính đáng đã tăng giữa tổ chức và xã hội. Ba là, các tổ chức có thể cần phải thu hút sự quan tâm của công chúng tránh xa khỏi các vấn đề hiện tại và các vấn đề liên quan khác. Phương pháp này có thể làm chệch hướng các kỳ vọng của công chúng từ một tình huống hiện tại đã có. Bốn là, một tổ chức có thể cần phải thay đổi kỳ vọng của công chúng khi xã hội có kỳ vọng không đúng về hiệu quả của mình.”

Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?