Các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020

Các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cũng giống như định nghĩa về trách nhiệm xã hội, thì quan điểm về các thành phần trong trách nhiệm xã hội cũng phong phú không kém, mỗi trường phái, mỗi tác giả lại quan niệm các thành phần của trách nhiệm xã hội khác nhau. Điển hình là một số quan điểm dưới đây.

Salmones G. M. D (2005) cho rằng trách nhiệm xã hội được thể hiện qua 3 thành phần sau: trách nhiệm về kinh tế, trách nhiệm về pháp luật – đạo đức (tuân thủ quy tắc đạo đức lẫn pháp luật trong kinh doanh), trách nhiệm về thiện nguyện (cải thiện môi trường, tổ chức các sự kiện xã hội, và đóng góp một phần ngân sách cho việc cải thiện an sinh xã hội).”

Mohr và Webb (2005) lại cho rằng trách nhiệm xã hội bao gồm hai thành phần là trách nhiệm về môi trường (giảm thiểu tác động của doanh nghiệp tới môi trường, sử dụng các nguyên liệu có thể tái chế, thân thiện với môi trường, có chương trình nhằm tiết kiệm nguồn nước và năng lượng) và trách nhiệm về thiện nguyện (thường xuyên đóng góp cho từ thiện, có các chương trình cho nhân viên tham gia hoạt động từ thiện, và tặng một số sản phẩm của DN cho những người khó khăn có nhu cầu).”

Becker Olsen và cộng sự (2006) quan niệm về trách nhiệm xã hội của DN được thể hiện qua: sự nhận biết thương hiệu (qua chất lượng sản phẩm, niềm tin cho khách hàng, niềm tin thương hiệu), quyền công dân (là một doanh nghiệp tốt với những hệ thống giá trị lớn mạnh, hành động vì cộng đồng, trách nhiệm với cộng đồng), động lực công ty (hỗ trợ giải quyết vấn đề tốt để thu hút khách hàng, hỗ trợ lợi ích cộng đồng tốt), uy tín công ty (là công ty đáng tin cậy, trách nhiệm, sáng tạo, vững mạnh về tài chính).

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm: Khái niệm trách nhiệm xã hội[/message]

Và còn rất nhiều các nghiên cứu nữa với những môi trường nghiên cứu khác nhau, với các đối tượng hữu quan không giống nhau và lĩnh vực hoạt động cũng không tương đồng nên có rất nhiều các quan điểm không thống nhất về thành phần của trách nhiệm xã hội, tuy nhiên được biết trong nhiều nghiên cứu có lẽ đó là mô hình kim tự tháp của Carroll (1991), tác giả cho rằng được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giải thích bởi bốn thành phần sau:

(1) Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): nghĩa là doanh nghiệp có nghĩa vụ tạo ra lợi nhuận; cung cấp việc làm; và sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần.

(2) Trách nhiệm luật pháp (legal responsibility): nghĩa là doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân theo các luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước và cả luật quốc tế trong quá trình hoạt động.

(3) Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): nghĩa là DN cần đáp ứng các chuẩn mực, kỳ vọng khác của xã hội, những điều không được ghi trong luật. Cụ thể hơn là trách nhiệm đáp ứng được các chuẩn mực, kỳ vọng của các bên liên quan, gồm có khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng.

(4) Trách nhiệm từ thiện/nhân đạo (philanthropic responsibility): nghĩa là DN đáp ứng được các kỳ vọng từ xã hội, doanh nghiệp cũng nên giống như là những công dân tốt (be a good corporate citizens).

Mặc dù mô hình về trách nhiệm xã hội hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu mở rộng thêm nhiều yếu tố hơn như: Wagner và cộng sự (2008); Singh và Bosque (2008); Turker (2009); Brunk (2010); Becker Olsen và cộng sự (2011); Perez và Bosque (2013) … Tuy vậy, mô hình của Carrol (1991) vẫn được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng và học giả chấp nhận nhất. Các thành phần trong luận án cũng được tác giả kế thừa từ lý thuyết của Carrol (1991).

Các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

  1. Pingback: Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm trách nhiệm xã hội - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?