Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR)
Các công ty cần xác định chi phí và lợi ích của trách nhiệm xã hội. Các công ty đầu tư vốn chủ sở hữu của chúng vào các hoạt động trách nhiệm xã hội, kỳ vọng tối đahóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Tsoutsoura (2004) đã nhấn mạnh điều này và nói rằng: “trách nhiệm xã hội là đạt được những lợi ích cốt yếu để có được sự bền vững”. Sự phát triển của khái niệm trách nhiệm xã hội sẽ được thảo luận từ những quan điểm kinh tế và xã hội.
Có một số lợi ích hữu hình và vô hình từ trách nhiệm xã hội đã được xác định bởi các nhà nghiên cứu (Jenkins, 2006; Grayson và Hodges, 2004; Greening và Turban, 2000; Orlitzky và cộng sự, 2003). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng động lực của nhân viên, và cải thiện hình ảnh công ty có thể là những lợi ích nổi bật của trách nhiệm xã hội đem lại. Nhiều lợi ích của trách nhiệm xã hội đã được xác định.
Một là, hình ảnh thương hiệu và uy tín của các công ty thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội thì cao hơn so với các công ty không thực hiện trách nhiệm xã hội, hay các công ty thiếu trách nhiệm xã hội (Jenkins, 2006). Tsoutsoura (2004), một số khía cạnh trách nhiệm xã hội có thể làm giảm chi phí điều hành của một công ty.
Hai là, các công ty có trách nhiệm xã hội sẽ có ít các rủi ro liên quan đến các sự kiện tiêu cực hiếm có hơn. Kết quả là, Turban và Greening (1997) cho rằng sự cam kết mạnh mẽ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội làm tăng khả năng thu hút và giữ chân người giỏi cho công ty.
Ba là, thực hành trách nhiệm xã hội dẫn đến tăng năng suất và giảm tỷ lệ lỗi (Tsoutsoura, 2004). Vì vậy, những lợi ích này được kết hợp với sự hài lòng của các bên liên quan. Ví dụ, hiệu quả tăng năng suất từ việc cải thiện điều kiện làm việc và thực hành lao động (Tsoutsoura, 2004). Hình ảnh thương hiệu và uy tín là một lợi thế cho các tổ chức, cho phép các tổ chức tăng vốn và thu hút và giữ chân đối tác kinh doanh của họ. Một lợi thế nữa của việc thực hành trách nhiệm xã hội là thu hút và giữ được nhân viên, do đó chi phí tuyển dụng, đào tạo và phát triển của các công ty giảm.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm trách nhiệm xã hội[/message]Những lợi ích này đã được xác định trong nhiều nghiên cứu, và đã được sử dụng trong việc phát triển các khái niệm trách nhiệm xã hội. Các nghiên cứu đã chứng minh lợi thế của việc cải thiện trách nhiệm xã hội.
Những lợi ích đã được nhấn mạnh bởi nhiều nhà nghiên cứu như làm tăng giá trị thị trường (Aupperle và cộng sự, 1985; McWilliams và Siegel, 2000), làm giảm rủi ro (Moore, 2001), động lực thúc đẩy nhân viên (Turban và Greening, 1997), và làm tăng lòng trung thành của nhân viên và nâng cao uy tín của công ty (Maignan và cộng sự, 1999).
Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Sự ra đời và phát triển triết lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Quan niệm về chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ