Mục lục
Khái niệm người tiêu dùng xanh
Nếu người tiêu dùng thay đổi thói quen và nhận thức của mình, các nhà sản xuất sẽ phải thay đổi, và xã hội sẽ thay đổi
Tiêu dùng là một trong những thú vui tuyệt vời của cuộc sống! Mua những thứ chúng ta mong muốn, du lịch đến những thắng cảnh, thưởng thức những thực phẩm ngon lành, đó là lớp kem trên mặt cái bánh “cuộc sống”; nhưng cũng có quá nhiều những ảnh hưởng của việc tiêu thụ thoải mái của chúng ta làm nên câu chuyện buồn. Những chiếc xe hơi to lớn phả ra những làn khói nguy hiểm cho sức khỏe, các nhà máy sản xuất thải ra môi trường những loại chất thải độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa làm suy giảm chất lượng môi trường sống.
Nhưng cũng không cần phải đánh đổi niềm vui lấy tội lỗi! Với sự thận trọng và cam kết của người mua hàng, họat động tiêu dùng có thể là một động lực tạo nên điều tốt đẹp. Đã từ lâu, mối quan hệ “người tiêu dùng – nhà sản xuất” giống như mối quan hệ giữa “cô dâu – người cầu hôn”- chúng ta, người tiêu dùng là một “cô dâu” bẽn lẽn và thẹn thùng trong một tình huống mà ta vừa mong đợi và khó mà phát biểu điều gì vào giờ phút quan trọng đó. Đã đến lúc cô dâu đòi hỏi quyền lợi cho chính mình. Chúng ta có quyền của người mua hàng, và chúng ta có thể yêu cầu nhà cung cấp làm theo tầm nhìn về bảo vệ môi trường, hoặc chúng ta có quyền từ chối mua hàng của họ. Thông qua việc chỉ mua sắm thứ ta cần, được sản xuất ra theo cách chúng ta muốn, chúng ta có thể tạo ra một thế giới mà chúng ta muốn sống trong đó.
Khái niệm “người tiêu dùng xanh” (green consumer) (NTDX) được hiểu là người tiêu dùng thân thiện với môi trường. Những người tiêu dùng (NTD) này gần đây đã có hưởng nhiều hơn đối với việc tạo ra những thay đổi trong vấn đề nhận thức về môi trường. Tuy nhiên, không dễ để trở thành một người tiêu dùng xanh! Bạn phải thay đổi những thói quen tiêu dùng của mình đã hình thành từ rất lâu.
Không hiểu biết về kỹ thuật, một người tiêu dùng xanh là người quan tâm đến môi trường và, vì thế, họ chỉ mua những sản phẩm thân thiện với môi trường hay thân thiện với tự nhiên. Sản phẩm có ít hoặc không có bao bì, sản phẩm tạo ra từ những thành phần tự nhiên và những sản phẩm trong quá trình sản xuất ra chúng không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường đều là những ví dụ về sản phẩm thân thiện với môi trường.
Người tiêu dùng xanh sẽ là những người lái loại xe sử dụng ít nhiên liệu và thải ít khói thải ra môi trường hơn. (Xe gắn máy 2 thì từng bị các nhà hoạt động môi trường phản ứng do thải nhiều khí độc ra môi trường). Người tiêu dùng xanh sẽ không mua những sản phẩm được tạo ra từ da, lông, thú, thậm chí từ thịt của động vật hoang dã.người tiêu dùng xanh cũng là những người ủng hộ cho việc tái chế, tái sử dụng, tái sinh chất thải hoặc mua những sản phẩm sản xuất từ vật liệu tái chế (xin được hiểu rằng sản phẩm từ vật liệu tái chế đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sức khỏe cho NTD).
Vài nguyên tắc cho người tiêu dùng xanh:
Giảm đi, tái sử dụng, tái chế (reuce, reuse, recycle). Giảm đi: tránh mua những gì bạn không cần. Nếu khả năng tài chính cho phép, khi mua đồ điện gia dụng mới, hãy chọn loại tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nguyên vật liệu). Tái sử dụng: mua vật dụng xài rồi, và tận dụng hết tính năng của những món đồ bạn sở hữụ Tái chế: thực hiện nhưng đây là vế thứ 3 ít hiệu quả nhất của nguyên tắc nàỵ
Giữ khoảng cách gần nhà hơn. Làm việc gần nhà để rút ngắn khoảng cách với cộng đồng. Ăn thực phẩm được nuôi trồng gần nơi mình sinh sống. Chiếu cố đến nhà kinh doanh tại địa phương; tham gia các tổ chức địa phương. Những điều này làm cải thiện quan hệ trong cộng đồng của bạn.
Động cơ đốt trong, máy nổ đang gây ô nhiễm, và vì thế cần hạn chế sử dụng.
Quan sát cách bạn ăn. Bất cứ khi nào có thể, tránh mua thực phẩm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có chất kích thích tăng trưởng. Đây là cách dễ dàng nhất để chúng ta sử dụng đồng tiền của mình chống lại sự lan rộng chất độc trong cơ thể chúng ta, trong đất, và nước.
Những doanh nghiệp tư nhân có rất ít sự khích lệ để cải thiện quy trình sản xuất tuân thủ môi trường. Sự chọn lựa tiêu dùng của chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ cho cách hành xử tích cực; sự chọn lựa chính trị của người tiêu dùng xanh là ủng hộ những quy định của chính quyền.
Ủng hộ những cách làm sáng tạo.
Xác định ưu tiên. Nghĩ kỹ trước khi mua bất kỳ đồ đạc, hàng hóa nàoTận hưởng những gì mình có – những thứ mà nó chỉ thuộc về bạn, và những thứ không thuộc về ai trong tất cả chúng tạ Cả hai đều tốt, nhưng cái sau quý giá hơn. Những thứ đó là cái mà chúng ta không sản xuất được, và không bao giờ sở hữu- nước, không khí, cây cối, muông thú- là nền tảng của những điều thú vị của cuộc sống. Không có chúng, chúng ta – loài người không là gì cả.
Vài ví dụ về tiêu dùng thân thiện với môi trường
Đừng ăn thịt rừng! Bạn có biết chúng đâu có sinh sản ào ào được như gia súc hay gia cầm!
Đừng tiêu thụ những động vật non hay đang trong thời kỳ sinh sản (mang trứng, đẻ con). Cá ròng ròng cuốn bánh tráng là món đặc sản ở Củ Chi ăn hoài không biết ngán. Bạn có biết 4-5 năm trước đây, các nhà hàng, quán nhậu ờ Củ Chi dễ dàng mua được cá ròng ròng bắt ngoài kênh rạch tại đâỵ Nhưng gần 1 năm nay, số lượng cá ròng ròng đã sụt giảm nghiêm trọng ngoài tự nhiên. Cá con bị ăn mất thì làm gì mà có cá trưởng thành để tiếp tục sinh ra một bầy “con nít cá” cho chúng ta xơi nữa!
Giấy vệ sinh có màu trắng tinh và hương thơm được chú ý nhiều hơn đối với người tiêu dùng. Thực tế, yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm này là cung ứng tính năng làm sạch (lau, chùi) và yêu cầu là đảm bảo vệ sinh (tiệt trùng) cho người sử dụng. Giấy càng trắng càng phải qua nhiều công đoạn tẩy trắng bằng chất tẩy và sử dụng nhiều nước kèm theo thải ra ngoài môi trường nhiều nước thải độc hại hơn. NTD ở Đức hơn 5 năm qua đã chuyển sang loại giấy vệ sinh sản xuất từ bột giấy không tẩy trắng và không tẩm hương lịêụ Loại giấy này đắt gấp 3 lần so với loại giấy vệ sinh sản xuất theo cách thông thường.
Thay đổi thói quen mua hàng và tiêu dùng để giảm tác động đến môi trường là xu thế đang phát triển từ những người tiêu dùng xanh. Những thói quen đã bị mất dần đi, nay đang được khuyến khích trở lại tại các nước giàu có. Xách theo túi mua hàng là một ví dụ khi đi siêu thị. Ở Thụy điển, hàng hóa sau khi tính tiền của bạn chỉ được đựng trong những túi nylon rất mỏng manh và rất dễ rách nếu bạn mua hàng nhiều và nặng.
Đi ăn buffet ở nhà hàng, bạn thay đĩa nhiều lần là điều bình thường. Nhưng nếu bạn giảm số lần thay dĩa đi, sẽ giúp giảm lượng nước dùng để rửa dĩa đấy! Nước cũng là tài nguyên mà! Thêm nữa, đừng phung phí thức ăn, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêụ Lương thực, gia súc, gia cầm được nuôi trồng rồi mới chế biến thành thức ăn cho chúng ta tiêu thụ. Và cũng phải khai thác môi trường để có những sản phẩm nàỵ
Điều gì sẽ đến khi số lượng người tiêu dùng xanh tăng lên? Tại châu Âu, đa số là người tiêu dùng xanh. Sự khác biệt vè tỉ lệ người tiêu dùng xanh phản ánh sự thiếu nhận thức về môi trường trong giới chính trị, kinh tế và cộng đồng. Vấn đề quyết định là khi ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề môi trường và cởi mở hơn khi nói ra quan điểm và ý tường của họ đến cộng đồng. Nếu đại đa số ngừơi tiêu dùng chọn lựa không mua các sản phẩm làm nguy hại đến môi trường, thì nhà sản xuất sẽ bị áp lực để sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường và điều này sẽ tạo ra một ảnh hưởng tích cực có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hộị
Nếu những thông tin liên quan đến môi trường tăng lên và các sản phẩm và luật lệ trở nên thân thiện hơn với môi trường, điều này sẽ giúp biến đổi không chỉ nhận thức và cư xử của con người, mà cũng làm thay đổi xã hội hiện tại và tương lai của chúng ta.
Vậy thì, hãy góp phần làm môi trường sống của cộng đồng tốt hơn bằng những thay đổi nhỏ trong hành vi tiêu dùng của mình nhé!
Khái niệm người tiêu dùng xanh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT