“Chiến lược nào” cho con cá tra, cá basa ?

cá basa

“Chiến lược nào” cho con cá tra, cá basa ?

Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, những “triệu chứng khó ở” của thị trường này đã không ít lần khiến cho các công ty chế biến, xuất khẩu mặt hàng này gặp không ít lao đao, trong đó có công ty cổ phần thủy sản Bình An.

Tháng 5/2002, Tổng thống Mỹ đã ký ban hành đạo luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn, gọi tắt là đạo luật H.R. 2646, trong đó có điều khoản 10806 quy định chỉ có giống cá da trơn có tên khoa học là Ictaluridae nuôi trồng ở Mỹ mới được dùng chữ catfish để ghi nhãn mác, còn các loại cá da trơn khác không được ghi chữ catfish trên nhãn mác, bao bì tạo điều kiện để ngư dân Mỹ cản trở cá của Việt Nam vào thị trường nước này. Chính điều này đã khiến các công ty xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể do phải thay đổi thương hiệu và bao bì, tổ chức lại các hoạt động chiêu thị, … Sau đó, các công ty xuất khẩu Việt Nam phải sử dụng tên cá tra, cá ba sa cho sản phẩm của mình. Để có thể tạo dựng được một thương hiệu cá tra, cá basa như hôm nay, các công ty xuất khẩu Việt Nam đã phải mất rất nhiều công sức và tiền bạc để giải thích cho người tiêu dùng hiểu cá tra, cá ba sa Việt Nam có chất lượng và giá cả hoàn toàn vượt trội. Tuy nhiên, thật bất ngờ khi đến tháng 6/2009, Bộ Nông nghiệp Mỹ đang soạn thảo lần cuối các quy định mới theo đó cá tra và ba sa của Việt Nam sẽ có thể được góp chung vào danh mục cá da trơn, hay còn gọi là catfish. Nếu quyết định này được áp dụng vào tháng 12/2009 như dự kiến thì cá tra và cá ba sa của chúng ta nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu những kiểm tra đặc biệt áp dụng cho cá da trơn và phải chịu nhập khẩu vào Mỹ theo một kênh riêng dành cho cá catfish. Dĩ nhiên tiêu chuẩn kiểm tra sẽ ngặt ngèo hơn. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong nước. Rõ ràng số phận của loại thủy sản của Việt Nam có ưu thế trên thị trường Mỹ thật long đong, xuất phát từ sự cạnh tranh không lành mạnh và trong sâu xa là chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ.

Ngày 28.6.2002, một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn yêu cầu mở điều tra AD về một số mặt hàng phi-lê cá đông lạnh từ Việt Nam, với lý do là các mặt hàng này, vì được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, là mối đe doạ cho ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ, một thị trường trị giá 590 triệu đô la. Ngày 27.1.2003, DOC (Bộ thương mại Mỹ) đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt Nam bán phá giá cá tra tại Mỹ, và ấn định các biên độ dumping từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, tùy theo công ty, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt Nam. Ngày 24.7.2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các công ty Việt Nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, và ấn định mức thuế suất bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%. Ngày 15/6/2009, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) quyết định về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa của Việt Nam thêm 5 năm nữa.

Qua các số liệu phân tích trên đây, có thể thấy rằng vấn đề xuất khẩu trong xu thế tự do thương mại không chóng thì chầy cũng sẽ vấp phải những chuyện đại loại như rào cản kỹ thuật hay thuế bán phá giá hàng xuất khẩu. Bởi một khi các nước đã chấp nhận cuộc chơi toàn cầu hóa thì việc họ sử dụng các thủ thuật bảo hộ cho các công ty trong nước trước tình trạng tự do thương mại là điều dễ hiểu. Đặc biệt là các mặt hàng thủy sản của các nước đang phát triển, cụ thể là con cá tra, cá basa của Việt Nam.

Các thủ thuật thương mại của Mỹ lợi hại nhưng không phải là không có cách thắng được nó, nếu không thì còn ai dám làm ăn với Mỹ. Bằng chứng là công ty Bình An đã rất thành công khi làm ăn với Mỹ. Chiến lược của Chủ tịch Hôi động quản trị (bà Nguyễn Thị Diệu Hiền) và các nhà quản trị cấp cao của công ty là gì:

Phải tham gia và kiên trì tới cùng: Những công ty nào không tham gia thủ tục là mất cơ hội đưa ra các chứng cứ, dữ liệu thuận lợi cho mình, và sẽ phải chịu biên độ dumping và mức thuế do DOC ấn định theo các con số do nguyên đơn đề nghị, tức là cao nhất, áp dụng chung cho một danh sách “hổ lốn” gọi là “all others“.

Liên kết với các công ty nhập khẩu của Mỹ: Các công ty nhập khẩu Mỹ là đồng minh tất yếu của các công ty xuất khẩu ngoại quốc vì cùng chung một quyền lợi: người này muốn bán thì người kia muốn mua. Do đó liên kết với nhau để thoát khỏi thuế dumping là đương nhiên. Vả lại những thuyết trình của các công ty nhập khẩu đã thuyết phục ITC quyết định là không có tổn hại. Mặt khác, các công ty nhập khẩu cũng có thể tranh thủ sự ủng hộ của các công ty tiêu thụ (end users), Nói tóm lại, bộ máy AD của Mỹ cũng vẫn để cho các công ty ngoại quốc vài khả năng thắng kiện, hay ít ra cứu vãn được phần nào tình thế. Tham gia vào thủ tục thì còn có cơ may thành công, chứ không tham gia là cầm chắc cái thất bại.

Đấu tranh phải trên cơ sở khoa học chứ không phải cãi lý với “anh chàng nhà giàu Mỹ “: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, các quy trình sản xuất kinh doanh phải đăng ký tiêu chuẩn, đăng ký từ hộ nuôi để cấp mã vạch, để truy xuất nguồn nuôi khi có vấn đề về sản phẩm.

Thành lập hiệp hội: Chẳng hạn, hiệp hội chung cho cả chuỗi sản xuất – tiêu thụ cá tra, cá basa, không phân biệt nhóm người nuôi – chế biến – xuất khẩu và dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng toàn diện cho con cá tra, cá basa khi xuất khẩu.

Sau hơn 5 năm theo đuổi chiến lược này, Bình An đã gặt hái được khá nhiều thành tựu: Bình An hiện là công ty xuất khẩu thủy sản (cá tra, basa) lớn nhất cả nước. Không những vậy, năm 2009 Bình An nhận huy chương Bảng vàng danh dự thị trường Berveley Hill, California, Mỹ trao tặng, cũng trong năm này Bình An thành lập 1 chi nhánh công ty tại bang California. Gần đây, Bình An đã liên kết trong một dự án kinh doanh với tập đoàn quốc tế CarlGill chuyên kinh doanh về thực phẩm. Những thành tựu của Bình An sẽ thuyết phục bạn hơn nếu bạn một lần được đến công ty Bình An để tận mắt chứng kiến cuộc sống vật chất, tinh thần dồi dào của công nhân công ty: Bạn đã từng được ngâm chân trong hồ để các chú cá massage chân cho chưa ?

“Chiến lược nào” cho con cá tra, cá basa ?

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?