Thực thi quản lý nhà nước trong thương mại điện tử

Hành vi của người tiêu dùng

Thực thi quản lý nhà nước trong thương mại điện tử

Đối với vấn đề đảm bảo an toàn trong các hoạt động chính trị, kinh tế, chính trị nói chung, an toàn trong thương mại điện tử nói riêng, Chính Phủ là cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thương mại điện tử một cách an toàn. Vì thế, các cơ quan thuộc Chính Phủ có quyền can thiệp một cách có hiệu quả vào các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử nhằm đảm bảo sự an toàn, an ninh cho các chủ thể tham gia.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, xã hội càng trở nên hiện đại, tổ chức quyền lực nhà nước để quản lý nhà nước về thương mại điện tử càng phải có sự phân công, phối hợp và kiểm soát.

Đây là một yêu cầu khách quan do sự phân công lao động xã hội, do tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động quyền lực và do sự phát triển của khoa học công nghệ. Ví dụ, trong việc sử dụng quyền lực để ban hành chính sách bảo mật hệ thống mang tính áp đặt đối với các cơ quan cung cấp dịch vụ công. Nhà Nước sử dụng quyền của mình để áp đặt một số tiêu chí, mục tiêu, phương pháp về chính sách bảo mật hệ thống để đảm bảo an toàn trong các giao dịch điện tử. Một chính sách về bảo mật luôn có những biến động về cấu hình, các dịch vụ sử dụng, và ngay cả hệ điều hành mà hệ thống sử dụng hoặc các thiết bị phần cứng cũng có thể biến động.

Bởi vậy, Nhà Nước cần phải luôn luôn rà soát, kiểm tra lại chính sách bảo mật trên hệ thống để phù hợp với thực tế hiện hành. Việc kiểm tra và đánh giá chính sách bảo mật điều chỉnh và bổ sung giúp công tác quản lý nhà nước được hiệu quả hơn từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoặc hoàn thiện chính sách bảo mật đã tạo ra.

Một ví dụ khác về việc sử dụng quyền lực Nhà Nước để thực thi pháp luật đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử. Về mặt hành chính, Chính Phủ ban hành các Nghị định trong đó có Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT, Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, đã có sự quản lý của Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. “Điều 226b: tội truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Về mặt thực thi pháp luật, Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công An là đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra, bắt giữ và truy tố trước pháp luật các loại tội phạm công nghệ cao trong đó có tội phạm liên quan đến thương mại điện tử và công nghệ thông tin.

Hiện nay, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Cục thương mại điện tử và CNTT mới chỉ quản lý nhà nước nghiêng về “thương mại” còn phần “điện tử” lại thuộc về trách nhiệm của Bộ Thông tin Truyền thông do Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử quản lý. Tuy nhiên, Bộ Thông tin Truyền thông lại quản lý nhà nước về CNTT và Truyền thông, mà chủ yếu là các trang thông tin điện tử nên thực sự để quản lý hiệu quả phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa hai đơn vị này cùng Cục quản lý tội phạm công nghệ cao C50 thuộc Bộ Công An.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thương mại điện tử và CNTT- Bộ Công Thương:

+ Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, quy chế quản lý về thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý của Cục. Xây dựng và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật về thương mại điện tử, ứng dụng CNTT.

+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế – kỹ thuật về thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành công thương.

– Về thương mại điện tử:

+ Chủ trì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử; kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp phát triển thương mại điện tử; kiến nghị đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với quản lý nhà nước về thương mại điện tử;

+ Chủ trì hoặc tham gia triển khai các dự án, chương trình phát triển thương mại điện tử. Thẩm định các dự án, chương trình liên quan đến phát triển thương mại điện tử;

+ Chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại điện tử;

+ Đầu mối giúp Bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan, cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến phát triển thương mại điện tử và triển khai hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử;

+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về thương mại điện tử;

+ Chuẩn bị nội dung liên quan đến thương mại điện tử để Bộ trưởng tham gia ý kiến với các Hội đồng hoặc Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của Chính phủ;

+ Tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội tham gia các hoạt động phát triển thương mại điện tử;

+ Kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử đối với tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước; giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền;

+ Tổng hợp, cung cấp thông tin, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ hoặc cấp có thẩm quyền về tình hình phát triển thương mại điện tử.

Thực thi quản lý nhà nước trong thương mại điện tử

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?