Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công tại Singapore
Singapore được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng thứ 6 trên thế giới về CSSK với chất lượng Dịch vụ y tế tốt, phục vụ bệnh nhân hoàn hảo và cạnh tranh về giá cả điều trị. Singapore với chi tiêu chưa đầy 1% GDP cho y tế nhưng lại là ví dụ điển hình cho các nước đang phát triển về y tế và sự phát triển các BV ngang tầm với những quốc gia phát triển.
Khi ra khỏi Liên bang Malaysia năm 1965, Singapore đã bắt đầu từ con số không để đi lên và đạt được thành tựu tuyệt vời trong y tế.
Đầu tiên, họ đầu tư vào y tế cơ bản và những trạm y tế chi phí thấp, chú ý vào CSSK bà mẹ trẻ em, vắc xin và hệ thống vệ sinh, phần lớn đều miễn phí. Gần hai thập kỷ sau, Singapore trở thành nước thu nhập trung bình và luôn chi tiêu trong giới hạn Ngân sách nhà nước, thực hiện cải tổ hệ thống và bắt đầu tập trung nhiều hơn vào chất lượng Dịch vụ y tế.
Đầu những năm 1980, Singapore bắt đầu nhận thấy các vấn đề tương lai trong hệ thống y tế công cộng như Mỹ – nơi hầu hết mọi người không đủ khả năng chi trả CSSK hay châu Âu – nơi các nước cạn kiệt tiền vì chi phí bảo hiểm miễn phí. Chính phủ đã nhận ra cần phải có sự cân bằng giữa trách nhiệm của cá nhân với các tập thể.
Hiện tại, quốc đảo chi khoảng 1% GDP, người dân cá nhân chi 3% và số còn lại đến từ các quỹ tiết kiệm, chương trình bảo hiểm nhà nước, … cho y tế. “Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt những DVYT ngay từ khi bắt đầu, cho dù ở hầu hết quốc gia trỗi dậy, lĩnh vực công thường có tham nhũng và kém hiệu quả”. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, chính phủ bị “loại trừ” khỏi cải cách y tế. “Chính sách của chính phủ, nếu được xây dựng tốt, có thể tạo ra khác biệt lớn, và Singapore là một ví dụ. Trong mọi trường hợp, phủ nhận vai trò chính phủ là một sai lầm”[82]
Singapore đã tiến hành kế hoạch y tế quốc gia năm 1983, thực hiện chương trình an toàn y tế, bảo vệ y tế và quỹ y tế vào các năm 1984,1990,1993. Tiến hành thử nghiệm cải tổ hệ thống bệnh viện năm 1985. Tập đoàn y tế của Singapore được thành lập năm 1987, sau đó thành lập Hội đồng thẩm định các chính sách y tế quốc gia năm 1992. Thực hiện chiến dịch giấy trắng “Dịch vụ y tế với giá cả hợp lý” năm Năm 1999, đưa ra chính sách kinh phí hỗn hợp (Casemix Funding).
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nội dung cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công[/message]Singapore là một trong những đất nước thành công nhất về việc thực hiện cơ chế tự chủ. Bệnh viện công của Singapore đã hoàn toàn thực hiện cải cách thành công với việc thực hiện cơ chế tự chủ, cơ chế này tạo cho các BV hoàn toàn chủ động trong các hoạt động của mình.
Cụ thể song song với việc đẩy mạnh cơ chế tự chủ thì các BV của Singapore đã thực hiện: Kiểm soát chặt chẽ tài chính BV đặc biệt kiểm soát chi phí và kiểm soát giá dịch vụ và khối lượng dịch vụ cung cấp; Hệ thống thông tin tốt phục vụ công tác quản lý , báo cáo tài chính và công tác KCB; Đào tạo, tập huấn về quản lý BV; Cơ chế tuyển dụng và đề bạt cán bộ quản lý dựa vào trình độ kinh nghiệm quản lý; Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm nhiều hơn về kết quả hoạt động của BV (thường thì thành lập một hội đồng quản trị hoặc một bộ phận giám sát quản lý; Tăng cường thẩm quyền quản lý để có thể tạo được động cơ thúc đẩy người lao động trong công việc (được tự do thu , đề bạt, giao nhiệm vụ và thời gian làm việc, quyết định khen thưởng và kỷ luật)…
Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công tại Singapore
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT