Khái niệm về cụm ngành

cụm ngành

Khái niệm về cụm ngành

Cụm ngành (cluster), hiểu một cách đơn giản như là sự tập trung về mặt địa lý của các hoạt động  sản xuất và thương mại trong một lĩnh vực nhất định hoặc một số lĩnh vực có liên quan chặt chẽ, là một hiện tượng tồn tại từ nhiều thế kỷ trước.

Tuy nhiên, về phương diện học thuật, quan niệm về cụm ngành lần đầu tiên được Alfred Marshall (1890)sử dụng trong tác phNm kinh điển của ông nhan đề Các nguyên tắc kinh tế học (Principles of Economics). Trong tác phNm này, Marshall sử dụng thuật ngữ “khu vực CN” (industrial district) để mô tả sự tập trung và gần kề về địa lý của các doanh nghiệp trong nội ngành, nhờ đó tạo ra ngoại tác tích cực và lợi thế kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đó. Lợi thế kinh tế xuất hiện khi sự tập trung tạo ra thị trường lao động linh hoạt cho những công nhân có tay nghề và kỹ năng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nhân tố đầu vào và dịch vụ chuyên biệt; và tạo được tác động lan tỏa từ việc phát triển công nghệ và bí quyết.

Theo quan điểm của Marshall, cần có ba điều kiện để hình thành một khu vực CN, bao gồm: (1) lao động, (2) các doanh nghiệp chuyên môn hóa và (3) khả năng đem tới hiệu ứng lan tỏa (external pill-overs) thông qua hoạt động chuyển giao bí quyết và ý tưởng bên trong khu vực (district). Tiếp theo Marshall, các học giả thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau đã thảo luận về tầm quan trọng của sự tích tụ CN theo khu vực địa lý trong mối quan hệ với những biến chuyển lớn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và vai trò của sự tích tụ này đối với phát triển kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế của các quốc gia, vùng, và địa phương. Nhiều nhà kinh tế sau này đã có những nghiên cứu gần gũi với khái niệm ban đầu của Marshall.

Khi mô hình của “chủ nghĩa Ford” về tập đoàn CN tích hợp dọc (vertically integrated conglomerates) với quy mô khổng lồ bộc lộ nhiều vấn đề thì theo Piore và Sabel (1984), mối quan tâm về cụm ngành tăng lên. Cũng theo hai tác giả này, đến cuối thế kỷ 20 đã xuất hiện một sự chuyên môn hóa CN lần thứ 2 (“second industrial divide”) – đó là sự chuyên môn hóa theo vùng, được tổ chức quanh mạng lưới các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Việc phát triển cụm ngành theo chiều ngang tạo ra sự hấp dẫn vì ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể tham gia vào cụm ngành. Theo thời gian, cụm ngành ngày càng được coi như một nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và NLCT (Porter, 1990).

Theo Krugman (1991), nguồn gốc hình thành cụm ngành phần nhiều là do lợi thế kinh tế nhờ quy mô hơn là do lợi thế so sánh. Krugman còn cho rằng việc hình thành các cụm ngành có tính ngẫu nhiên, đồng thời nhờ sự mở rộng quy mô kinh tế một cách bền vững.

Rosenfeld (1997) nhấn mạnh tới tầm quan trọng của hạ tầng xã hội, luồng thông tin và hợp tác giữa các doanh nghiệp. Theo quan điểm của Rosenfeld, cụm ngành là sự tập trung về không gian địa lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phNm tương tự, sản phNm có liên quan hoặc sản phẩm hỗ trợ thông qua các kênh giao dịch, liên lạc và đối thoại nhằm chia sẻ về hạ tầng, thị trường lao động và dịch vụ, đồng thời cũng để đối phó với những cơ hội và nguy cơ chung.

Trong các tác giả hiện đại, có lẽ Michael Porter là học giả có đóng góp nhiều nhất cho việc phát triển khái niệm cụm ngành cũng như xây dựng khung phân tích cho việc áp dụng khái niệm này để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cạnh tranh (competition) và NLCT (competitiveness) ở hầu hết các cấp độ phân tích, bao gồm công ty, ngành CN, địa phương, vùng, và quốc gia. Với những đóng góp này của Porter (1990) và nhiều học giả khác, thuật ngữ cụm ngành đã trở nên phổ biến và được áp dụng một cách rộng rãi.

Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh này thì các học giả khác nhau cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về cụm ngành. Với mục đích của nghiên cứu này và để đảm bảo sự nhất quán, chúng tôi sử dụng khái niệm cụm ngành của Porter (1990, 1998, 2008) như sau:

Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”.

Khái niệm cụm ngành này được xây dựng dựa vào hai trụ cột quan trọng. Đầu tiên và quan trọng nhất là vai trò của sự tập trung về mặt địa lý của hoạt động kinh tế. Việc nhấn mạnh vào vai trò
của sự tập trung này trong lý thuyết cụm ngành đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc mới về bản chấn của cạnh tranh và về vai trò của vị trí (location) đối với lợi thế so sánh. Ngày nay, có thể tìm thấy sự hiện diện của cụm ngành ở mọi quốc gia, từ công nghệ cao ở Silicon Valley (Mỹ) đến điện ảnh ở Bollywood (Ấn Độ), từ giày da ở Riviera del Brenta (Ý) đến rượu vang ở Western Cape (Nam Phi), từ thiết kế và thời trang ở Paris (Pháp) đến thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam). Sự tồn tại phổ biến của cụm ngành gợi ý rằng NLCT của mỗi công ty và của mỗi ngành CN không chỉ do bản thân công ty hay ngành CN ấy quyết định, mà phụ thuộc rất nhiều vào “hệ sinh thái” – hay cụm ngành – trong đó công ty và ngành CN tồn tại.

Cột trụ thứ hai là tính “liên kết” và “liên quan”. Cụm ngành không phải là một tập hợp rời rạc của một nhóm công ty bất kỳ mà nó được gắn kết bởi sự tương hỗ và được cộng hưởng bởi tác động lan tỏa tích cực. Nói cách khác, sức mạnh chung của cụm ngành lớn hơn tổng sức mạnh của các thành viên riêng lẻ gộp lại. Chẳng hạn như sự thành công của mô hình Silicon Valley chỉ có được nhờ vào sự hội tụ của nhiều công ty với năng lực kỹ thuật tiên tiến, của những nhà khởi nghiệp đầy hoài bão, của các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khó học danh tiếng, của các quỹ đầu tư mạo hiểm, và của khả năng tiếp cận thị trường v.v. Nếu tách biệt các nhân tố này ra khỏi nhau thì Silicon Valley sẽ không còn là một hệ sinh thái thống nhất nữa, và vì vậy sẽ khó thành công trong việc phát triển công nghệ cao, đồng thời sẽ suy giảm sức cạnh tranh so với các cụm ngành công nghệ cao khác. Cũng cần nhấn mạnh thêm là sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp/tổ chức trong cùng một ngành ở cùng một khu vực địa lý tất yếu làm gia tăng cạnh tranh.

Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ gây ra tác động tiêu cực (chẳng hạn như làm giảm tỷ suất lợi  nhuận trung bình) mà nó còn đem lại nhiều lợi ích to lớn (chẳng hạn như thải loại những ý tưởng tồi và doanh nghiệp kém hiệu quả). Chính nhờ sự cạnh tranh quyết liệt này mà một cụm ngành trở nên năng động, luôn đổi mới, và có sức sống.

Như vậy, khái niệm cụm ngành đem đến một cách tiếp cận mới về NLCT, và qua đó, một phương thức tư duy mới về cách thức phối hợp, xây dựng, và nâng cao NLCT của một nền kinh tế (quốc gia, khu vực hay địa phương) thông qua việc gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, kích thích và thúc đẩy đổi mới, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các doanh nghiệp mới. Trong những mục tiếp theo của chương này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày cách thức xác định phạm vi và cấu trúc của cụm ngành, ý nghĩa của cụm ngành đối với NLCT và nâng cấp CN, sự hình thành và phát triển của cụm ngành, và cuối cùng sẽ xem xét cụm ngành như một công cụ chính sách, và qua đó rút ra vai trò của nhà nước trong việc phát triển cụm ngành để nâng cao NLCT.

Khái niệm về cụm ngành

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?