Đặc điểm, mục tiêu của quá trình dạy học lớp ghép tiểu học

Khái niệm chiến lược

Mục lục

Đặc điểm, mục tiêu của quá trình dạy học lớp ghép tiểu học

1. Đặc điểm của quá trình dạy học lớp ghép tiểu học

Khi quan niệm về lớp ghép có 2 cách tiếp cận khác nhau: ,Cách tiếp cận thứ nhất: Lớp ghép là lớp gồm các học sinh ở 2 hay nhiều lớp có cùng trình độ gộp lại thành một lớp để thuận lợi cho việc tổ chức dạy học. Cách tiếp cận thứ 2: Lớp ghép là lớp học gồm học sinh ở các trình độ khác nhau và trong mỗi lớp thường gồm từ hai đến vài nhóm trình độ khác nhau.

Chúng tôi chọn cách tiếp cận thứ hai làm khái niệm công cụ của luận án. Từ cách tiếp cận trên chúng tôi quan niệm dạy học lớp ghép như sau:

Dạy học lớp ghép tiểu học là một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên nhằm tổ chức, hướng dẫn, điều khiển số lượng học sinh trong toàn lớp không cùng trình độ như nhau thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ học tập đề ra nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện.

Như vậy, với hình thức dạy học lớp ghép, giáo viên có thể điều khiển chỉ đạo hoạt động nhận thức chung hoặc riêng cho tất cả học sinh trong lớp nhưng không cùng chung một mục đích. Trong lớp ghép có thể có nhiều mục tiêu dạy học khác nhau tùy thuộc vào số lượng lớp ghép và trình độ học vấn của lớp ghép.

Dạy học lớp ghép là hình thức dạy học mà một giáo viên có trách nhiệm dạy học cho học sinh ở hai hay nhiều trình độ học vấn khác nhau mà vẫn đảm bảo đạt những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Như vậy “lớp ghép là một hình thức tổ chức dạy học, với một giáo viên trong cùng một phòng học, cùng một thời gian; tổ chức học tập cho nhiều nhóm học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau” [9,10].

Thực tế, trong một lớp ghép là có học sinh lớn tuổi hơn, có học sinh ít tuổi hơn cùng hoạt động và sinh hoạt chung; có nhiều trình độ học vấn khác nhau; có học sinh người Kinh và có học sinh dân tộc thiểu số. Chính sự đa dạng này đòi hỏi lớp ghép phải được trang bị những nguồn tài liệu và đồ dùng dạy học hết sức phong phú để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh. Chất lượng học tập của học sinh lớp ghép phải đảm bảo yêu cầu của chương trình, chất lượng và hiệu quả giáo dục gần tương đương như ở lớp đơn.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Mục tiêu giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học ở Tiểu học[/message]

Tổ chức loại hình lớp ghép có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp Nhà nước và địa phương thực hiện công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, đặc biệt trẻ em dân tộc thiểu số mà nước ta đã tham gia ký. Nhà nước Việt Nam đã đề ra phương châm phát triển giáo dục ở miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc là “Thầy tìm trò, trường gần dân” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành, được chăm sóc. Tổ chức lớp ghép chính là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Thiết thực góp phần cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì có lớp ghép, trẻ em ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa không phải đi học xa, những em đã bỏ học và những em gái cũng có điều kiện đi học. Lớp ghép đã góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục, nâng cao dân trí. Việc tổ chức lớp ghép làm cho quan hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội được tăng cường. Tổ chức lớp ghép góp phần tăng cường tính tự lập và tự tin cho trẻ em dân tộc thiểu số. Ngoài ra, lớp ghép còn nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất phòng học, tiết kiệm ngân sách nhà nước, thực chất lớp ghép là một trong những giải pháp về phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh xã hội nào.

Ở lớp ghép, giáo viên phải có năng lực và trình độ chuyên môn và hòa nhập trong cộng đồng, được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện trong công tác. Lớp ghép thường có ít học sinh nên giáo viên có điều kiện nắm chắc tình hình cụ thể của từng em nên có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Lớp ghép có ít học sinh nhưng có nhiều nhóm trình độ đòi hỏi giáo viên có những hình thức làm việc trực tiếp với nhóm trình độ này và gián tiếp với nhóm trình độ khác. Do đó, giáo viên phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập trong lớp sao cho cá nhân, nhóm nhỏ đều làm việc không có thời gian chết, không có ai nhàn rỗi. Muốn vậy, giáo viên phải vận dụng những cơ sở khoa học vào dạy lớp ghép, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tổ chức điều khiển và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. “Về mặt sư phạm, bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định đến hành vi học tập và quá trình học tập của người
khác, tạo ra môi trường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng học tập, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của mình

2. Mục tiêu của quá trình dạy học lớp ghép

Dạy học lớp ghép nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục tiểu học nói chung và đảm bảo quyền được học cho mọi trẻ em ở những vùng có điều kiện không thuận lợi, ngoài việc thực hiện mục tiêu của cấp học thì mục tiêu của dạy học lớp ghép cần quán triệt là:

1. Dạy trẻ muốn học (có nhu cầu học tập);
2. Dạy trẻ biết học tập hợp tác trong môi trường nhóm lớp với thầy và
với bạn trong cùng nhóm trình độ và giữa các nhóm trình độ (có kỹ năng và
biện pháp học tập);
3. Dạy trẻ học lành mạnh (có động cơ đúng đắn);
4. Dạy trẻ học bền bỉ (có ý chí học tập);
5. Dạy trẻ học thành công (có kết quả và chất lượng);
6. Dạy trẻ học chủ động và độc lập (có khát vọng và ý thức tự giác học tập).

Nếu làm được như vậy thì nhà giáo mới thật sự là thầy và học sinh mới thật sự là người học. Thầy là người dạy trẻ học tập chứ không phải là cái loa hay cái băng ghi âm. Trò phải có hoạt động học tập thì mới là người học, nếu không chỉ là con vẹt hay cái máy ghi âm” [38,57,58]. “Như vậy, phương pháp dạy học lớp ghép được hiểu là cách thức tác động của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm vào người học và quá trình học tập để gây ảnh hưởng thuận lợi cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc đã định [38,105].

Tùy theo nội dung bài học và những mục đích giáo dục đặt ra mà giáo viên sẽ lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học cho thích hợp nhằm khơi gợi tính chủ động, độc lập và tích cực của học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh trở nên gần gũi, thân mật gắn bó nhau.

Giáo viên có điều kiện để tổ chức điều khiển hoạt động học tập của học sinh một cách chủ động và sáng tạo. ðồng thời giáo viên cũng có điều kiện liên hệ mật thiết, gần gũi với nhân dân ở địa phương. Trong loại hình lớp ghép đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức, năng lực điều khiển, năng lực chỉ đạo và năng lực cá biệt hóa và dạy học phân hóa.

Đặc điểm, mục tiêu của quá trình dạy học lớp ghép tiểu học

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?