Mục tiêu giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học ở Tiểu học

dịch thuật Anh – Việt

Mục lục

Mục tiêu giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học ở Tiểu học

Mục tiêu giáo dục tiểu học

Mục tiêu của giáo dục tiểu học được quy định tại luật Giáo dục Việt Nam năm 2010 như sau:“Trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản ban đầu, hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản nền tảng, phát triển hứng thú học tập ở học sinh, thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh tiểu học”.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học nêu trên, đòi hỏi nội dung giáo dục tiểu học phải mang tính toàn diện, cân đối giữa các mặt giáo dục: giáo dục tri thức, với giáo dục kĩ năng và giáo dục ý thức thái độ. Đồng thời phải đảm bảo tính cân đối giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành, quan tâm tới phát triển những kỹ năng có tính chất nền tảng cho học sinh tiểu học, làm cơ sở ban đầu cho sự phát triển sau này. Để thực hiện mục tiêu giáo dục trên, nhà trường tiểu học có thể tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường dạy học là con đường cơ bản và quan trọng nhất.

[message type=”e.g. information, success,”]Xem thêm : Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học[/message]

Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học ở tiểu học

Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh.Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động của học sinh, còn học sinh giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tự tổ chức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học.

Quá trình dạy học là một hoạt động chuyên biệt và là một quá trình xã hội. Nó là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Đồng thời nó lại chịu sự chi phối của các quá trình xã hội khác.

Dạy học là một con đường tối ưu nhất giúp học sinh nắm vững một khối lượng tri thức được tích tụ qua thời gian của nhiều thế hệ và của các nhà khoa học.

Trong quá trình dạy học đã diễn ra sự gia công sư phạm của giáo viên trên cơ sở tính đến những đặc điểm của khoa học, những đặc điểm của tâm sinh lý học sinh tiểu học, tính đặc thù của quá trình học tập của học sinh. Dạy học là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh.

Dạy học còn có ý nghĩa ở chỗ đó là một trong những con đường chủ yếu hình thành ở học sinh một khối lượng tri thức cần thiết, một trình độ nhận thức, dần dần hình thành những quan điểm sống, thế giới quan, nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức của con người trong mối quan hệ với con người, xã hội và tự nhiên. Dạy học góp phần nâng cao trình độ học vấn cho học sinh nhưng cùng với nó là sự hình thành nhân cách cho mỗi cá nhân, giúp họ sống có ích cho bản thân và cho cộng đồng xã hội.

Cấu trúc của quá trình dạy học tiểu học gồm một hệ thống các thành tố cấu trúc có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Đó là mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh và kết quả của quá trình dạy học.

Các thành tố nêu trên được liên kết với nhau bởi ba mối liên hệ: liên hệ xuôi, liên hệ ngược ngoài và liên hệ ngược trong.Tổ chức các mối liên hệ trên sẽ giúp cho quá trình dạy học tiểu học tồn tại như một chu trình khép kín, vận động và phát triển không ngừng.

Nhiệm vụ dạy học trong trường tiểu học được xây dựng trên những cơ sở sau:

– Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật giáo dục năm 2005, chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, những đặc điểm lứa tuổi của học sinh tiểu học và hoàn cảnh thực tế của đất nước. Từ những cơ sở nêu trên thì dạy học ở trường tiểu học có những nhiệm vụ cụ thể sau:

– Thực hiện rõ hơn việc tích hợp nội dung để giảm nhẹ gánh nặng học tập nhưng không giảm trình độ của chương trình (ở các lớp 1,2,3 có sáu môn học; ở các lớp 4, 5 có chín môn học).

– Đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào các môn tiếng Việt, Toán.

– Chú ý hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản, hình thành các thói quen học tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học ngay từ những ngày đầu đi học.

Quá trình dạy học là một quá trình xã hội, tồn tại như một hệ thống, chứa đựng các thành tố và giữa các thành tố đó có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau và vận động theo các quy luật của nó: Quy luật về tính quy định của xã hội với quá trình dạy học; quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức; quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa nội dung dạy học với phương pháp và phương tiện dạy học; quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức, việc điều chỉnh và việc kiểm tra hoạt động của học sinh trong tiến trình thực hiện; quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học với mục đích dạy học; quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa phương pháp dạy học với phương pháp khoa học…

Trong các quy luật nêu trên, lý luận dạy học coi quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học là quy luật cơ bản của quá trình dạy học.

Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học phản ánh mối quan hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Bản chất, đặc điểm của quá trình dạy học tiểu học:

Dạy và học ở tiểu học là hai mặt hoạt động của một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh chủ động, tự giác, tích cực lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự làm phong phú vốn hiểu biết của mình. Do đó, trong quá trình học tập, học sinh phải không ngừng lĩnh hội những kiến thức do giáo viên cung cấp mà còn phải tự tìm ra tri thức mới, kỹ năng mới từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy, dạy học phải hướng vào hoạt động tự nhận thức của học sinh, giáo viên là người tổ chức, hỗ trợ, người hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh như T.Makiguchi-nhà giáo dục học Nhật Bản đã viết trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” nhấn mạnh “…Nhà giáo, trước hết không phải là người cung cấp thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập tích cực. Họ nên nhường quyền cung cấp tri thức cho sách vở, tài liệu và cuộc sống. Thay vào đó, họ phải đóng vai trò người hỗ trợ cho kinh nghiệm học tập của bản thân người học…”.

Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần vận dụng quy luật trên một cách hợp lý nhằm thu được kết quả mà mục tiêu, nội dung giáo dục yêu cầu.

Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh lại có những đặc điểm riêng trong quá trình dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định. Đó là trong quá trình nhận thức, học sinh nhận thức được cái mới đối với bản thân mình rút ra từ kho tàng tri thức chung của loài người. Một đặc điểm khác của quá trình nhận thức của học sinh được thể hiện qua khâu củng cố, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành cái vốn riêng của mình. Đặc điểm quan trong khác của quá trình nhận thức của học sinh thể hiện ở tính giáo dục. Do đó trong dạy học tiểu học, giáo viên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trang bị tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực cho người học còn có nhiệm vụ giáo dục học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh tiểu học nó mang nặng tính trực quan cụ thể và luôn cần sự trợ giúp của giáo viên và môi trường xung quanh.

Vì vậy, trong quá trình dạy học ở tiểu học cần quan tâm đến việc sử dụng các đồ dùng trực quan, chú ý đến cách dẫn dắt cụ thể, những chỉ dẫn tỉ mỉ nhằm giúp các em giải quyết các nhiệm vụ học tập đề ra, đi đôi với việc hướng dẫn, tổ chức nhận thức cho học s inh tiểu học là hoạt động thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động học tập của học sinh bởi ở lứa tuổi này các em chưa có ý thức tự giác cao, khả năng tập trung chú ý có chủ định chưa phát triển.

Mục tiêu giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học ở Tiểu học

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 bình luận về “Mục tiêu giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học ở Tiểu học

  1. Pingback: Quan điểm về sự phát triển - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Đặc điểm, mục tiêu của quá trình dạy học lớp ghép tiểu học - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?