Cơ cấu tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ tại NHTM

phát triển bền vững công nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ

Thông qua 20 nguyên tắc cơ bản nhằm giúp thực hiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng một cách hiệu quả, Uỷ ban Basel [53, trg 1] đƣa ra ngay trong nguyên tắc số 2 quan điểm về vị thế của kiểm toán nội bộ, đó là: kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải độc lập với các hoạt động đƣợc kiểm toán, có vị thế và quyền hạn đầy đủ, qua đó cho phép kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khách quan.

Khác với kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong tổng thể cơ cấu tổ chức của ngân hàng, nên để đảm bảo tính khách quan cần thiết, KTNB phải đƣợc đảm bảo vị thế độc lập của mình, tuân theo sự chỉ đạo chuyên môn của cấp cao nhất trong ngân hàng.

Chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế số 1100 [69] chỉ rõ độc lập về tổ chức có nghĩa là trƣởng kiểm toán phải báo cáo lên cấp đảm bảo cho bộ phận kiểm toán thực hiện đƣợc đầy đủ nhất chức trách của mình. Đây là cấp cao nhất có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động và quản lý của tổ chức, vì vậy, đó có thể là hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, hoặc bộ phận đứng đầu của tổ chức.

Cùng quan điểm đó, Kagermann [76] cũng cho rằng vị thế của KTNB trực thuộc Uỷ ban kiểm toán và trên nữa là hội đồng cổ đông sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán nội bộ thực hiện đƣợc các nhiệm vụ một cách tốt nhất. Đạt đƣợc sự độc lập đã khó, duy trì sự độc lập còn khó khăn hơn vì KTV nội bộ trƣớc sau cũng là nhân viên trong ngân hàng. Chính vì vậy, chuẩn mực quốc tế cho việc hành nghề kiểm toán nội bộ số 1111 [69] yêu cầu để đảm bảo tính độc lập thì trƣởng kiểm toán nội bộ phải trực tiếp liên lạc và thông tin hai chiều tới hội đồng cổ đông.

Xem thêm: Các quan niệm về kiểm toán nội bộ

Mô hình cơ cấu của công ty thƣờng trở nên vững mạnh nếu duy trì đƣợc “thế kiềng 3 chân” khi có sự tách biệt thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ cho 3 đối tƣợng trong tổ chức: (i) Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – đại diện cho chủ sở hữu – thực hiện phê chuẩn các chiến lƣợc kinh doanh, chịu trách nhiệm thiết lập cũng nhƣ duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ, hiệu quả nhằm đảm bảo đƣợc quyền lợi cho cổ đông; (ii) Ban điều hành: chịu trách nhiệm xây dựng quy trình hoạt động nhằm điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh, thực hiện các chiến lƣợc, chính sách đã đƣợc thông qua bởi HĐQT; (iii) Ban kiểm soát: có thể không trực thuộc hội đồng quản trị mà trực thuộc Đại hội đồng cổ đông nếu đây là cấp cao nhất , thực hiện chức năng giám sát và đảm bảo các hoạt động kinh doanh, các hoạt động kiểm soát và quản trị đang đƣợc diễn ra một cách có hiệu quả. Giúp việc cho Ban kiểm soát chính là bộ phận KTNB. Để làm đƣợc điều này, hoạt động KTNB trực thuộc Ban kiểm soát cần đƣợc đặc biệt ch trọng. Mô hình này đƣợc mô phỏng nhƣ sau [99]:

Theo yêu cầu của Basel II, vai trò của KTNB trong quản lý rủi ro đƣợc thể hiện với mô hình ba lớp phòng thủ nhƣ sau [8]:

Tầng bảo vệ thứ nhất là đơn vị kinh doanh ĐVKD , đây là bộ phận chịu trách nhiệm nhận diện, đo lƣờng, tạo và giảm thiểu rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Tầng bảo vệ thứ hai, bao gồm các đơn vị quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, pháp chế, tài chính, công nghệ thông tin (CNTT)…Các đơn vị này sẽ phối hợp với ĐVKD để đảm bảo rằng tầng bảo vệ thứ nhất có thể nhận diện, đo lƣờng và báo cáo một cách chính xác về những rủi ro kinh doanh của đơn vị. Tóm lại, toàn bộ các thành phần trong tầng bảo vệ thứ hai chịu trách nhiệm xây dựng quan điểm tổng thể mang tính toàn hệ thống về rủi ro.

Tầng bảo vệ thứ ba, KTNB thực hiện rà soát độc lập một cách hệ thống hai tầng bảo vệ trƣớc, góp phần nâng cao mức độ hiệu quả của hai lớp bảo vệ trƣớc đó.

Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức cũng cần tách bạch chức năng, nhiệm vụ giữa bộ phận KTNB và KTKSNB chuyên trách (nếu có). Theo Thorsten Reuper [1], ông cho rằng cần nghiêm túc phân biệt trách nhiệm giữa hai bộ phận này để có sự phân chia công việc một cách cụ thể và hiệu quả hơn. Trách nhiệm của bộ phận KTKSNB chuyên trách và KTNB có thể phân biệt nhƣ sau:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?