Nội dung kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại

cách thủ tục hành chính

Mục lục

Nội dung kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại

Nội dung của kiểm toán gồm hai vấn đề cơ bản là các loại hình kiểm toán và phạm vi kiểm toán.

1. Về các loại hình kiểm toán

Có nhiều quan điểm về loại hình kiểm toán nội bộ, từ kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính, cho đến kiểm toán gian lận, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán khung quản trị rủi ro… Sridhar Ramamoorti [91] đã đề cập một cách hàn lâm và rõ ràng về nội dung kiểm toán nội bộ, bao gồm:

1.1. Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động là tiến trình kiểm tra và đánh giá về tính hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề xuất phƣơng án cải tiến. Trong đó,  i Tính hữu hiệu (effectiveness) là khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra; (ii) Tính hiệu quả (efficiency) là khả năng đạt đƣợc mục tiêu với chi phí bỏ ra thấp nhất, so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra. Đôi khi ngƣời ta còn gọi kiểm toán hoạt động bằng một tên gọi khác là kiểm toán 3E bởi loại kiểm toán này tập trung vào đánh giá ba khía cạnh đó là tính kinh tế (Economy), tính hiệu quả (Efficiency) và sự hiệu lực (Effectiveness).

Đối tƣợng đƣợc kiểm toán hoạt động thƣờng rất phong ph  , đa dạng, từ việc: Đánh giá chính sách, quy trình hiện hành về cấp tín dụng  nhƣ khâu phê duyệt tín dụng, quyết định cho vay, quản lý tài sản đảm bảo, phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý nợ có vấn đề… , đến đánh giá về phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng hiện tại của NH… Bên cạnh tín dụng, kiểm toán nội bộ còn nhằm tới đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách, quy trình huy động vốn, thanh toán quốc tế, mua sắm tài sản, công nghệ thông tin, nhân sự…, và cao nhất đó chính là khung quản trị rủi ro toàn diện của ngân hàng, tức là toàn bộ hoạt động của ngân hàng đều có thể là đối tƣợng đƣợc nhằm tới hoàn thiện của kiểm toán nội bộ.

 Chuẩn mực đánh giá: Do tính hiệu lực và tính hiệu quả của một quá trình rất khó đánh giá khách quan nên chuẩn mực đƣợc xác định tuỳ theo từng đối tƣợng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thƣờng mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm toán viên.

 Kết quả kiểm toán hoạt động chủ yếu phục vụ cho lợi ích của bản thân đơn vị, bởi vậy đây chính là nội dung kiểm toán mà theo thông lệ quốc tế sẽ là hoạt động căn bản, mang tính chủ đạo, là điểm nhấn trong hoạt động kiểm toán nội bộ.

 Chức năng quan trọng nhất của kiểm toán hoạt động là nhằm đánh giá hệ thống KSNB. Quy trình, chính sách về tín dụng, huy động vốn, quản lý rủi ro, thanh khoản, ngoại hối, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán…không hiệu quả, hiệu lực, thiếu các chốt kiểm soát hoặc bị lạm quyền bởi ban lãnh đạo cấp cao là nguyên nhân lớn của các rủi ro. Vì vậy, kiểm toán hoạt động có chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro khi tập trung vào rà soát các quy trình hoạt động của NH. Cũng chính từ lí do đó mà đây là loại hình kiểm toán đƣợc chú trọng thực hiện trong xu thế phát triển của kiểm toán nội bộ.

1.2. Kiểm toán tuân thủ

Là loại kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị có tuân thủ các quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nƣớc hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không. Đây là một trong những hoạt động kiểm toán quan trọng của Kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc, quy định các cơ quan, bộ phận có liên quan hay quy định của nội bộ ngân hàng. Các tiêu chuẩn để đánh giá thông tin ở loại kiểm toán này không phức tạp nhƣ kiểm toán hoạt động, chúng thƣờng đƣợc xác định một cách dễ dàng gắn liền với các thủ tục, quy tắc đƣợc kiểm toán. Thông thƣờng loại kiểm toán này đƣợc thực hiện để phục vụ cho bản thân của các đơn vị, nên hoạt động này thƣờng đƣợc cơ quan kiểm toán nội bộ đảm nhận. Hoạt động kiểm toán tuân thủ sẽ giúp ngân hàng tránh khỏi rủi ro pháp lý.

1.3. Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)

 Kiểm toán BCTC là việc kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính của ngân hàng.

 Kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc quốc tế hay chế độ kế toán hiện hành do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Tài Chính quy định…làm thƣớc đo chủ yếu.

 Kiểm toán BCTC thƣờng đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập. Cho nên, hoạt động kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính thƣờng không đƣợc coi là trọng tâm bởi đây chủ yếu là chức năng của kiểm toán độc lập.

Xem thêm: Các quan niệm về kiểm toán nội bộ

Ngoài ra, Cơ quan chuyển giao công nghệ tài chính Luxembourg ATTF năm 2016 [95, tr.271] cũng giới thiệu thêm một số loại hình kiểm toán nội bộ nữa, chẳng hạn nhƣ:

– Kiểm toán dự án (Project/program audit)

– Kiểm toán gian lận (Fraud audit)

– Kiểm toán thực hành đạo đức kinh doanh (Ethical business practices audit)

– Kiểm toán công nghệ thông tin (IT audit)

– Kiểm toán tự đánh giá kiểm soát (Control self-assessment audit)

2. Phạm vi kiểm toán nội bộ trong ngân hàng

Theo Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel [53, trg. 7], mọi hoạt động và tất cả các đơn vị trong ngân hàng đều thuộc phạm vi của kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ đƣợc tiếp cận bất kỳ dữ liệu, tài liệu hoặc số liệu trong ngân hàng, bao gồm kể cả thông tin quản lý, biên bản…bất cứ khi nào liên quan đến nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

Cũng theo Basel II, kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng cần đƣợc khuyến khích áp dụng các chuẩn mực quốc tế do IIA ban hành để thực hiện kiểm toán các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau [13]:

Về quản lý rủi ro:

 Đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý rủi ro thị trƣờng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý.

 Đánh giá khẩu vị rủi ro, các thay đổi về khẩu vị rủi ro, quyết định của bộ phận quản lý rủi ro trong ngân hàng.

 Đánh giá tính đầy đủ của hệ thống quản lý rủi ro, các quy trình, chính sách để nhận diện, đo lƣờng, đánh giá, kiểm soát, ứng phó và báo cáo về tất cả các rủi ro từ hoạt động ngân hàng.

 Đánh giá tính trung thực của hệ thống thông tin quản lý rủi ro

 Đánh giá các mô hình đo lƣờng rủi ro

Đánh giá mức độ an toàn vốn và khả năng thanh khoản của ngân hàng

Đánh giá tính hiệu quả của quy trình báo cáo

Đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật và ngân hàng, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận giám sát tuân thủ.

Đánh giá độ trung thực và tin cậy của số liệu và hệ thống báo cáo tài chính của ngân hàng…

Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng cần cân nhắc các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, bao gồm các chính sách, nguyên tắc, quy định pháp luật, hƣớng dẫn về tổ chức và quản trị ngân hàng. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra tuân thủ.

Một số ngân hàng đã thiết kế các bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, song hoạt động kiểm toán nội bộ không vì thế mà giảm đi đối với các hoạt động và đơn vị đƣợc giám sát chuyên trách đó. Ngƣợc lại, lúc này cần có sự tách bạch, làm rõ hơn phạm vi hoạt động của hai bộ phận để tránh sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

Nội dung kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Nội dung kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Phương pháp tiếp cận của kiểm toán nội bộ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?